Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

04. Câu chuyện về 10 nén vàng

Vào thời nhà Trần, xứ Bắc có một người học trò nổi tiếng hiếu học – Huyền Quang. Trước kia ông tổ chàng đã từng giữ chức Hành khiển, ông nội từng làm đến Chuyển vận sứ. Đời cha chàng, tuy đã từng khoác áo cầm gươm xuất chinh, nhưng cho “lập công mà chẳng được nên công”, phẫn chí bỏ về nhà cày ruộng và chịu cảnh gia thế sa sút. Nay lên đời mình, chàng quyết tìm nối lại nghiệp xưa.

Khi đến tuổi trưởng thành, cha mẹ nghĩ con mình giỏi giang, có thể công thành danh toại, bèn đánh bạo đi dạm hỏi cho chàng một đám danh giá trong vùng. Nhà gái tỏ vẻ nhận lời. Nào ngờ, sau mấy năm đi lại phục dịch các công to việc lớn bên nhà bố vợ tương lai, đùng một cái, ông ta lại gả vị hôn thể cho cháu một viên An phủ sứ.

Sau lần bẽ mặt này, cha mẹ chàng lại đi dạm hỏi một đám khác, cũng thuộc loại khá giả, giàu có trong làng. Chẳng ngờ, lần này còn tệ hại hơn cả lần trước. Khi cha mẹ chàng vừa mở lời đã bị họ từ chối thẳng thừng. Tuy vậy, Huyền Quang chẳng nản lòng, vẫn ngày đêm tu chí học tập.

Cuối cùng, Huyền Quang đã không phụ công cha mẹ đỗ đầu thi Hội, dân gian vẫn truyền tụng chàng đỗ Trạng nguyên.

Biết tin một vị khối nguyên trẻ tuổi còn thiếu “võng nàng”, các vị phú ông trong vùng thi nhau bắn tin muốn gả con gái, còn hơn cho cả nhà cửa, lụa là, trâu bò, ruộng nương. Một vị quan lớn ở kinh đô cũng mời bằng được quan tân khoa về thái ấp của mình để xem rõ mặt “nàng thục nữ yêu kiều tuổi mới tròn đôi tám”.

Ngày chàng vào kinh nhậm chức, một viên quan nội giám đến gặp riêng nói:

– Hoàng hậu đang kén phò mã cho nàng công chúa thứ ba, nếu quan trọng ưng ý, nhất định việc ấy sẽ thành.

Huyền Quang cung kính đáp lời từ chối khéo. Nhân tiện chàng đọc hai câu thơ:

 “Khó khăn thì chẳng ai nhìn

Đến khi đỗ Trạng chín nghìn nhân duyên”.

Huyền Quang là một người có chính kiến, không thích sự ồn ào của chốn quan trường

Biết rõ thôi hám lợi hám danh của người đời, khi tham dự vào đám quan trường, Huyền Quang chẳng những không hứng thú gì mà càng ngày càng tỏ ra chán ngán. Được vài năm, chàng xin từ chức đi tu. Đó cũng là ý nguyện của chàng từ lúc còn đang đi học. Nhà vua thấy vậy khen chàng là một người khác thường và bảo:

– Kẻ này có con mắt đạo, có thể trở thành pháp khí, đúng là bậc thánh tăng.

  Từ đó, Huyền Quang tu rất chăm chỉ, Chẳng bao lâu sau, với học viên tại cao, chàng thông thuộc tất cả các kinh sách của nhà Phật thời bấy giờ. Các tăng ni, phật tử đều yêu mến chàng. Nhà vui và hoàng tộc cũng vị nể chàng. Lúc ấy, đạo Phật cũng chưa đủ độ suy vi, vẫn còn tỏa ánh hào quang lấp lạnh, tuy không bằng giai đoạn trước của hai vị tổ Điều Ngự (Trần Nhân Tông) và Pháp Loa. Lúc đó, nước nhà đang cần có một vị quốc sư, một người đứng đầu Trúc lâm viện để cai quản các tăng ni phật tử và thế là vị Trạng nguyên trẻ tuổi được sung vào chức vụ này.

Trần Anh Tông là một vị vua trẻ tuổi, vừa mới đăng quang chưa lâu. Nghe triều thần dèm pha Huyền Quang còn quá trẻ, chắc gì là một vị chân tu, nhà vua ngẫm nghĩ mấy ngày, sau đó cho thi hành một mật kế để thử xem nhà sư như thế nào.

Nhân lúc hoàng hậu bị sa mình, nhà vua hạ chỉ triệu Huyền Quang vào cung làm lễ cầu mát. Công việc xong xuôi, nhà vua đã ban cho Huyền Quang mười lạng vàng. Thiền sư không tiện từ chối, đành phải rập đầu tạ ơn rồi ra về. Nào ngờ đó là những nén vàng đã được đánh dấu riêng.

Sau đó Trần Anh Tông sai một cung nữ có tài thơ văn là Điểm Bích vốn hết sức xinh đẹp, tìm cách lung lạc đường diệt dục khổ hạnh của vị thiền sư trẻ tuổi này.

Điểm Bích vốn là con một người đàn bà hành khất quê huyện Mường Lào, Hải Dương. Không chồng mà chửa, sinh còn được mấy ng y, bà ta đen cho một gia đình giàu có nhưng hiếm hoi ở trong vùng nuôi, Sắc đẹp và tài năng vốn không chọn hoàn cảnh, càng lớn Điểm Bích càng lộng lẫy, xinh đẹp, lại nhanh nhẹn và rất sáng da và có tài làm thơ phú.

Khi được chọn mỹ nữ tiến cung, Điểm Bích là một trong những người đầu tiên được trúng tuyển. Vào cung, nàng được vua Trần Anh Tông yêu mến cả sắc lẫn tài, lại được tin dùng và thường được ca ngợi là nữ thần đồng”.

Nhà vua giao hẹn với Điểm Bích phải lấy được ít nhất một nén vàng trong số vàng nhà vua đã tặng Huyền Quang để làm bằng chứng.

Khi Huyền Quang rời hoàng cung trở về nơi tu hành, mấy ngày sau, Điểm Bích cũng lên đường trong trang phục một thôn nữ quê mùa.

Hôm ấy, Huyền Quang đang ngồi đọc kinh tại thiền trai. Địy là nói là nhỏ lấp mình sau lau trúc rất tĩnh mịch mà nhà vua sai cất lên để thiền sư nghỉ ngơi riêng ở viện Trúc lâm. Vào khoảng chập tối, bỗng chú tiểu vào báo ông hay rằng có một người con gái là hết sức hoảng hốt và xống áo tơi tả gõ cửa nhà chùa. Chú tiểu thưa:

– Bạch thầy. Người này bị cướp đuổi vừa chạy vừa kêu. Con đã chạy ra và dẫn cô ta vào đây.

Nhìn cô gái đang khóc sướt mướt, kể lại sự tình và xin nhà chùa cho nghỉ lại đêm nay, Huyền Quang vốn lòng độ lượng, chẳng nỡ chối từ. Vả lại, trời đã tối, xung quanh lại vắng vẻ, cô gái biết đi đâu bây giờ. Ông bèn bảo chú tiểu sắp xếp cho cô gái một chỗ nghỉ ở gian bếp bên cạnh thiền trai.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

Đá Thạch anh Phong Thủy chất lượng

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Tháp văn xương giúp cho con đường tài vận cũng như học tập được thuận lợi

Đêm ấy, như thường lệ, Huyền Quang vẫn ngồi đọc kinh niệm Phật, mãi tới khuya. Ở gian trái nhà, khi chú tiểu đã lên giường và cất tiếng ngáy nhè nhẹ như mọi lần, cũng là lúc

bên ngoài thiền trai xuất hiện tiếng cô gái rên rỉ. Tiếng kêu khóc mỗi lúc mỗi to khiến Huyền Quang phải bỏ quyển kinh xuống lắng nghe, rồi đi sang gian trái, đánh thức chú tiêu cậy. Một lúc sau, chú tiểu về báo rằng, cô gái sợ ma và kẻ cướp bit thình lình lẻn đến, nên không sao ngủ được. Bất đắc dĩ, Huyền Quang phải đồng ý cho cô gái vào phòng khách nghỉ tạm.