Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

05. Câu chuyên 10 nén vàng

Thiền trai được xây dựng rất đơn giản. Đó là ngôi nhà tranh, hai gian hai trái. Một trái đựng dụng cụ, đồ đạc, một trải chú tiểu ở, còn hai gian chính, một là trái phòng của Huyền Quang và một là phòng ăn, chỗ tiếp khách. Phòng này nằm ở chính giữa.

Sau khi đã sắp xếp lại chỗ nghỉ mới cho cô gái đáng thương, Huyền Quang thôi không đọc kinh nữa, chuẩn bị đi nằm. Nằm chưa được một lát, ông lại nghe vẳng ra lời cầu cứu khẩn thiết của người con gái. Cực chẳng đã, Huyền Quang đứng dậy thắp nến và bước ra khỏi trại phòng. Vừa mở cửa, qua ánh nến le lói, ông thấy ngay người con gái ăn mặc lả lơi, trên người không còn mảnh vải. Ông hết sức sợ hãi vội quay mặt đi, lùi lại trai phòng. Bất thình lình, cô gái bật dậy, chạy vào theo níu áo ông với vẻ khêu gợi loã lồ. Hiểu được ý định của cô ta, Huyền Quang nghiêm nét mặt lại, hỏi:

– A di đà Phật! Nàng là ai? Tại sao đêm hôm dám đường đột vào đây để quấy rối kẻ tu hành? Nếu không mau mau cải tà quy chính, ta sẽ hô hoán lên, chú tiểu sẽ cầm lá dắt tay ra khỏi đây ngay bây giờ.

Sau một hồi giằng co, biết không thể lung lạc được thiền sư, cô gái đã kín đáo sửa lại trang phục và đổi ngay sang thái độ khác. Nàng vội vàng quỳ xuống rồi khóc lóc như mưa, vừa khóc vừa kể lại nguồn cơn “gia cảnh” của mình.

Cha nàng làm quan ở một huyện vùng duyên hải. Tháng năm vừa qua, khi đi thu thuế được ba ngàn quan, cho lính tải về kinh, nhưng dọc đường ống bị bọn cướp đón đường cướp sạch. Quan trên thương tình cho ông khất lại đến cuối năm. Hiện nay, gia đình nàng đã bán hết tự trang điền sản nhưng mới bù được một nửa, số còn lại phải chia ra mỗi người mỗi nơi đi quyên góp cho đủ.

Tiếng khóc của nàng càng làm cho câu chuyện kể thêm phần lâm ly, thống thiết. Huyền Quang lắng nghe rồi trả lời:

Thôi nàng đừng khóc nữa, Ngày mai ta sẽ vào triều, tàu lại với nhà vua, xin tha tội cho cha nàng.

Không ngờ câu chuyện không đi theo hướng mình đã định, cô gái vội vàng khóc to thêm, rồi vừa lạ, vừa xin:

– Bạch hòa thượng! Bạch hòa thượng! Xin hòa thượng chớ vội lên kinh. Chỉ sợ đến tại hoàng thượng, chẳng những việc không thành mà có khi còn liên lụy đến cả quan trên của cha thiếp nữa. Thiếp chỉ xin hòa thượng rủ lòng thương, cho cha thiếp ít tiền bạc để lo tiếp công việc mà thôi ạ.

Chợt nhớ có mười nén vàng nhà vua cho chưa biết để làm gì, Huyền Quang bèn lấy rồi đưa cả cho cô gái:

Ta hiểu. Ta hiểu. Không có bằng chứng rõ ràng, khó xin nhà vua lắm. Thôi ta gửi biếu cha nàng số vàng này. Mong cha con nàng sớm được tại qua nạn khỏi.

Hết sức mừng rỡ, cô gái cúi đầu tạ ơn, rồi cầm lấy túi vàng, quay ra phòng khách.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

Đá Thạch anh Phong Thủy chất lượng

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Đá Thạch anh sẽ khiến cho không gian phòng khách trở nên ấm cúng hơn

Ba ngày sau, Điểm Bích trở về cung, nộp mười nén vàng và tâu với nhà vua mình đã hoàn thành sứ mệnh. Để nhà vua tin, nàng còn đọc một bài thơ nói là của Huyền Quang làm tặng mình trước khi phá giới.

 “Vằng vặc trăng mai ánh nước

Hiu hiu gió trúc ngâm sành.

Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ

Mâu Thích ca nào chẳng lữu tình”.

Nghe xong câu chuyện, lại nhận được mười nén vàng có ghi dấu trước khi tặng Huyền Quang, nhà vua buồn bã lắc đầu: “Đạo Phật là các vị tiên vương, các vị hoàng thân quốc thích từng sùng mộ, nay đã đến độ suy vi rồi sao?”

Hiểu ý, một viên quan liền ghé tai nhà vui liên hệ:

– Tâu bệ hạ. Xin bệ hạ cho lập một lễ cúng Phật dọn toàn cỗ mặn, rồi mời thầy về làm lễ. Nếu quá là thầy còn trong sạch, chư Phật sẽ độ cho cỗ mặn hóa chay, còn nhược bàng thấy đà hư hỏng rồi, chẳng bao giờ Phật cho độ được nữa.

 Nhà vua cho là phải, bèn hạ chỉ cho vời Huyền Quang về kinh làm chủ tế trong lễ trọng thể vào dịp rằm tháng Bảy sắp tới. Đó là ngày mà dân chúng vần gọi là lễ “xá tội vong nhân”.

Trái hẳn với tục lệ hàng năm, theo lệnh nhà vua, cỗ chính cúng rằm tháng Bảy năm ấy không bày tiệc chay, mà lại giết trâu, bò, lợn, gà… để bày. Kỳ lạ hơn, xung quanh lễ đài, nhà vua còn sai căng toàn lụa vàng.

Khi bước tới lễ đài, Huyền Quang đã hiểu ngay nhà vua cố ý hạ nhục mình: Chỗ nào cũng lụa vàng (hoàng quyến), lại chẳng căng cao, cho lòa xòa quệt cả mặt đất. Chẳng cần phải là đại khoa, ngay eớ những người chút ít chữ nghĩa cũng thừa biết “hoàng quyền” là “huyển quáng”, tức là “Huyền Quang có nhuốm mác”. Một lời buộc tội thật rõ ràng. Hơn nửa, khi bước vào lễ đài thăm lê vật, Huyền Quang chẳng thấy cỗ chay đâu mà toàn là tiệc mặn. Đây lại là một sự phỉ báng nữa thật phũ phàng.

Huyễn Quang thoáng nghiêm nét mặt, nhưng lập tức lại thản nhiên như thường, bảo đệ tử thắp hương, rồi lớn tiếng khấn:

– A di đà Phật! Xin Trời, Phật chứng giám, phù hộ độ trì. Kẻ đệ tử này có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống âm ty địa ngục, còn nếu không, xin cho lụa vàng bay đi và những cỗ mặn kia hóa thành cô chay.

Lạ thay, khi ông vừa dứt lời, tự nhiên trời đất tối sầm cả lại, một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Phút chốc, đèn nến phụt tắt, tất cả lụa quấn quanh lễ đài rách nát tả tơi, rồi theo gió cuốn tung bay đi khắp nơi.

Một. lúc sau, khi gió lốc tan đi, đèn nến được thắp sáng lại, tất cả mọi người có mặt đều vô cùng ngạc nhiên, tất cả cỗ tiệc mặn đã biến thành cỗ chay và Huyền Quang vẫn đứng uy nghi giữa lễ đài, tựa như một vị Bồ tát hiển hiện. Thế rồi, vị Bồ tát ấy lại tiếp tục đọc kinh rồi lễ tạ Trời Phật. Sau đó, ông thong thả rời khỏi lễ đài..

Dân chúng và quân lính có mặt đã chứng kiến toàn bộ sự việc, bèn nhảy lên reo hò, gõ trống, phách liên hồi làm vang động khắp cả kinh thành.

Đang ngồi trong phủ trướng, vua Trần Anh Tông được tin vội xa giá tới chỗ Huyền Quang hành lễ để nói lời tạ lỗi. Sau đó, nhà vua lệnh bắt ngay cung nữ Điểm Bích tống ngục, giao cho thái giám xét hỏi. Mấy ngày sau, Điểm Bích phải cung khai toàn bộ sự việc đã diễn ra ở thiền trai như thế nào. Khi lời cung được thỉnh đến tai nhà vua, ngài nổi giận khép nàng vào tội chết. Biết tin, Huyền Quang lại vào cung, xin nhà vua tha tội cho nàng. Trần Anh Tông thừa hiểu lỗi chính trong việc này là do mình, nhưng để giữ thể diện và cũng là nể lời thiền sư, nên đã giáng Điểm Bích xuống hàng nữ tỳ, cho theo hầu ở chúa trong cũng Canh Linh.

Bài thơ “Giai nhân tức sự”, đầu đề chứ chin nhưng nội dung lại là chữ Nôm mà Điểm Bích nói Huyền Quang tặng cùng là vấn đề cần được bình luận. Hoặc là bài thơ của Điểm Bích, vì nàng cùng thuộc loại giỏi chữ nghĩa, “nữ thần đồng” hay của người nào đó, cũng khá tài hoa, có thể từng đọc thơ Huyền Quang làm chăng. Cũng có thể là bài thơ của Huyền Quang là làm thật. Vì đêm đó, Điểm Bích đà ở trong phòng khách. Nếu đêm đó có đèn nến, nàng sẽ biết ngay chỗ để các

tập thơ của Huyền Quang! Hoặc giả, nếu không có đèn nến, sáng hôm sau nhưng cũng có thể có đủ thời gian để tìm hiểu,

Xem xét kỹ, bài thơ ấy cũng khá “đa nghĩa”. Một nghĩa có thể hiểu ở khía cạnh trần trục, ở sự khêu gợi dục tình: Trăng, gió, nước đều khêu gợi, cảnh thì lạ, người thì ở trạng thái khá “tự nhiên” – tươi tốt. Câu cuối chẳng những hạ thấp Huyền Quang mà còn hạ thấp cả đạo Phật: Mâu Thích ca nào chăng hữu tình? Có nghĩa là bản thân Mâu Thích ca cũng bị cám dỗ. Nêu liều ở nghĩa trần tục này, khó có thể chấp nhận được cho là bài thơ của Huyền Quang khi ông đã là vị Thiền sư của bậc cao nhất!

Đọc sách luôn mang đến cho chúng ta những điều tuyệt vời

Một nghĩa khác rộng hơn: Bài thơ muốn đạt tới một cái đẹp tuyệt đối, một sự hòa hợp tuyệt đối! Trắng, gió, nước, cảnh vật vừa khêu gợi vừa tuyệt đẹp; còn con người tươi tốt không nhất thiết cứ phải là con người đẹp ăn mặc hớ hênh mà còn là con người đẹp nhưng ăn mặc không hớ hênh. Câu cuối cùng trong bài thơ cũng có thể hiểu: Người sáng lập đạo Phật và những người theo đạo Phật chẳng bao giờ vô tình trước cái đẹp, cái đẹp của thiên nhiên cũng như cái đẹp của con người. Đó là một sự thật hiển nhiên, bởi trong lịch sử thơ ca có khá nhiều tác giả thi ca về thiên nhiên, con người là các vị thiền sư đắc đạo.

Từ đó cho thấy, ở đây con người và thiên nhiên là vô cùng hòa hợp, một cái đẹp thật lý tưởng. Những người theo đạo Phật chỉ chủ trương diệt dục và không có quan hệ giới tính chứ chưa bao giờ từ bỏ cái đẹp, từ bỏ mỹ cảm. Căn cứ theo ý nghĩa này, có thể cho rằng, Huyền Quang đã làm bài thơ này và đó là bài thơ tuyệt tác, xứng đáng với một vị Thiền sư đại Jol có hy vọng bậc nhất!

Điểm lại những đặc điểm nội dung chính của tập “Ngọc Tiên”, có thể thấy Huyền Quang chưa một lần quan trọng hóa địa vị và công việc của mình, trái lại, đã có lúc ông còn tự

trào về địa vị và công việc đó nữa. Ông đánh giá tâm tư tình cảm con người ở khía cạnh “người” chứ không phải ở sự thuyết pháp. Sự ưu tư, nổi day dứt của ông trước con người bất hạnh và những thăng trầm nhân thế là xuất phát từ con tim, khối óc của con người đã từng chịu đựng, đã từng nghiền ngẫm, đã từng vượt qua, theo cái đích hướng thiện của một đại tri thức và của một đại tín đồ đạo Phật. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang không những đẹp, tinh tế, mà luôn luôn có hồn và gắn bó mật thiết với con người.

Nếu xét một cách hệ thống ở Huyền Quang từ hành vi, ứng xử, đến thơ ca, đều có một sự thống nhất không thể chia cách và theo một định hướng rõ ràng đến cái tuyệt đối. Những cái đó đều thuộc loại “ngoại cỡ” trong thời kỳ của ông và có lẽ không chỉ trong thời đại của riêng ông!

Từ con người ông nảy sinh khá nhiều truyền thuyết, huyền thoại, không chỉ trong dân gian mà cả trong giới có học, đỗ đạt cao và nắm giữ các chức vụ lớn trong xã hội trước kia. Tầm vóc tinh thần và bản lĩnh của ông đến nay vẫn còn là đề tài để mọi người suy ngẫm và lý giải, mặc dù đã bày thế kỷ trôi qua.