Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

07. Mạc Đĩnh Chi – Người giỏi ứng đối (1280 – 1346)

Lưỡng quốc Trạng nguyên – trạng nguyên hai nước, một danh hiệu xưng tặng cho một vài trạng nguyên Việt Nam. Tuy không chính thức đồ trạng nguyên ở một nước khác, nhưng học viên có họ được công nhận như một trạng nguyên của nước đó – đlều là Trung Quốc. Trong 49 vị trạng nguyên của Việt Nam, có ba người được xưng tụng là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”, đó là:

Mạc Đĩnh Chi triều vua Trần Anh Tông

Nguyễn Trực triều vua Lê Thái Tông

Nguyễn Đăng Đạo triều vua Lê Hy Tông

Mạc Đĩnh Chi (1280- 1346) đỗ trạng nguyên năm 1304 đời vua Trần Anh Tông. Từ nhỏ, Mạc Đĩnh Chi tuy bé người, xấu xí nhưng lại rất ham học và có đầu óc thông minh sáng lắng, nên “học một biết mười” và tài ứng đối vô cùng nhanh nhạy. Khi trưởng thành, ông vào cung thi Đình. Tuy nhà vua (thời vua Trần Anh Tông) thấy văn chương của ông không ai bì kịp, lại nghe những lời coi đáp của ông vô cùng sắc sảo, thông minh, nhưng khi nhìn vào mặt ông thay hình dung cổ quái xấu xí lòng đã không muốn cho được đỗ đầu. Biết ý, Mạc Đĩnh Chi bèn làm ngay một bài phú “Hoa sen giếng ngọc” để dâng lên nhà vua “ngự” (đọc). Trong bài phú, tuy ông chỉ nói đến một loài hoa cao quý mà phải sống trong bùn, nhưng nhà vua cũng hiểu ý ông định nói gì. Vì vậy, nhà vua đã bỏ qua thành kiến ban đầu mà phong Trạng cho ông.

Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyễn Trung Quốc, đối đáp thông tuệ, học vấn uyên thâm. Trong một phiên chầu, sứ giả nước ngoài dâng vua Nguyên một chiếc quạt quý. Vua sai các sứ thần làm bài vịnh chiếc quạt. Mạc Đĩnh Chi đi nhanh chóng làm một bài thơ rất hay, có khí phách lớn và chữ nghĩa đối nhau rất tài tình. Nguyên Thành Tổ xem xong rất khen ngợi. Ông ta đã phê vào bài thơ 4 chữ Lưỡng quốc Trạng nguyên và tự tay trao cho Mạc Đĩnh Chi. Những giai thoại sau được dân gian truyền tụng lại rất chi tiết.

Tài ứng đối thứ nhất

Năm 1308 Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, đến cửa khẩu sai hẹn, quân Nguyên canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:

Quá quan trì, quan qua bế, nguyện quá lách quả quan

(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cử qua)

Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đình Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí cùng mẹo để đối như sau:

Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối

(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đổi câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước).

Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Tưởng lâm vào thế bí, hóa ra lại tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.

Xem thêm ảnh Tháp Văn Xương: https://kimtuthap.vn/san-pham/thap-van-xuong/

Tháp Văn Xương cung cấp nhiều năng lượng cho người sử dụng

Tài ứng đối thứ hai

Tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được vời vào tiếp kiến hoàng đế nhà Nguyên. Nguyên hoàng đế đọc một câu đối đòi ông phải đối lại:

Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.

Nghĩa là:

Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy nắng trăng.

Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và có nhục đích đe dọa của vua Nguyên. Ông đã ứng khẩu đọc:

Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô.

(nghĩa là: Trăng là cung, sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời).

Về đối rất chuẩn và tỏ rõ sự cứng rắn của người dân nước Việt, không run sợ và sẵn sàng giáng trả và làm thất bại mọi đe dọa của kẻ thù phương Bắc.

Có thuyết nói rằng vì câu đối này của Mạc Đĩnh Chi, người phương Bắc đoán con cháu ông sau này sẽ làm việc thoán đoạt (ứng với hành động cướp ngôi của Mạc Đăng Dung).