Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

08. Mạc Đĩnh Chi – Người giỏi ứng đối (1280 – 1346)

Tài ứng đối thứ ba

Có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc tế lễ, người Nguyền đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đình Chi mở giây ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ “Nhất” một). Ông chung hề lúng túng, vừa nghi vừa đọc thành bài điếu văn:

Thanh thiên nhất đóa vân

Hồng lô nhất điểm tuyết

Ngọc uyển nhất chi hoa

Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

Tạm dịch:

Một đám mây giữa trời xanh

Một bông tuyết trong lò lửa

Một bông hoa giữa vườn thượng uyển

Một vầng trăng trên mặt nước hồ

Ôi! mây tản, tuyết tan, loa tàn, trăng khuyết!

Bài văn điếu rất xuất sắc khiến người Nguyên hôm đó rất khâm phục.

Tài ứng đối thứ tư

Một lần Mặc Đĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong nhu trang hoàng lộng lẫy, giữa phòng có treo một bức trướng to hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông rất thật. Mạc Đĩnh Chi ngỡ là chim sẻ thật đậu ngoài cửa sổ nên chạy đến chụp thì mới vỡ lẽ đó chỉ là bức hoạ. Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyễn đều phá lên cười và có ý châm chọc. Mạc Đĩnh Chi vội lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh. Mọi người đều kinh ngạc. Bấy giờ ông mới nghiệm mặt giải thích:

“Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chia sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay trong bức trướng của tể tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ. Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Tể tướng thiêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bạn tiểu nhân.

Một hôm Mạc Đĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt Nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:

Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo

(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)

Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại. Theo đó, can mộc là Đoàn Can Mộc – một nhân vật đời Chiến quốc, Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải – một triết gia đời Bắc Tống, Lục Giả: người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ, tượng như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc, tự đạo: Giả Tự Đạo, người đời nhà Tống, một quyền thần chuyên chế.

Mạc Đĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:

Đại đình, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn

(Nghĩa là: Đình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)

Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó Đại Đình là một liệt hiệu của Thần Nông, an thạch tức Vương An Thạch thừa tướng đi Bắc Tống, Vọng Chỉ là người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế (hai từ “nghiềm nhược” và “Thai sơn”, các nhà nghiên cứu cho biết chưa tra cứu ra là ai).

Một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của Mạc Đĩnh Chi.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

Đá Thạch anh Phong Thủy chất lượng

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Tháp Văn Xương chứa đựng nhiều điều huyền bí

Lưỡng quốc Trạng nguyên

Lại một lần khác, Mạc Đĩnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân có nước chư hầu nào đó dâng chiếc quạt, vua Nguyên bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ. Giữa lúc Mạc Đĩnh Chi còn tìm tứ thơ, thì sứ Triều Tiên đã viết liến thoắng. Ông liếc nhìn theo quản bút đọc thấy sứ Triều Tiên viết hai câu chữ Hán, dịch nghĩa như sau:

“Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công” (là những người được vua trọng dụng)

“Rét buốt lạnh lùng, thì như Bá Di, Thúc Tề” (là những người bị ruồng bỏ)

Với sự nhanh trí kì lạ, Mạc Đĩnh Chi liền phát triển hai câu thơ trên thân một bài xuất sắc, mô tả chiếc quạt:

Lưu kim thước thạch, thiên vị địa lô, nhĩ ư tư thì hề, Y Chu cự nho.

Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thì hề, Di Tề ngã phu.

Y! dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù.

Dịch nghĩa:

Chảy vàng, tan đá, trời đất như lò, ngươi bấy giờ là Y Chu đại nho.

Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, người bấy giờ là Di Tề đói xo,

Ôi, được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru!

Bài của Mạc Đĩnh Chi làm xong trước, ý sắc sảo, văn lại hay, nên triều thần nhà Nguyên xem xong cứ gật gù khen mãi. Vua Nguyên cảm phục tài và đức của Mạc Đĩnh Chi, và phong “Lưỡng quốc trạng nguyên” (trạng nguyên hai nước) và chữ do chính tay hoàng đế nhà Nguyễn viết.