Sách Tìm Hiểu Về Phong Thủy

09. Cái Bát Quái

Thuở xưa Bát Quái hầu như chỉ hiện nơi các đến miếu hoặc nơi nhà các pháp sư , phù thủy hay trong nhà các bốc sư bói toán Trung Hoa và Việt Nam mà thôi. Nhưng ngày nay , khi nhân loại đang bước dần đến ngưỡng cửa văn minh hiện đại của thế kỷ thứ 21 thì cái Bát Quái lại lan tràn khắp nơi trên thế giới, Nhiều người đã thấy cái Bát Quái, một vật thường là bằng gương hay bằng gỗ hình 8 cạnh đều đặn , trên đó chia làm 8 ô bao quanh một vòng tròn phân 2 theo hình chữ S ( đó là biểu tượng của Lưỡng Nghi ) Mỗi 6 gồm có 3 vạch liền hay đứt chồng lên nhau . Mỗi bộ ba vạch ấy là một Quẻ. Có tất cả 8 quẻ hay 8 Quái . Vì gồm 8 Quái nên gọi là Bát Quái.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Dù có biết như vậy rồi thì cũng hiếm người hiểu rõ Bát Quái là gì và công dụng của Bát Quái ra sao? Bài này chúng tôi chỉ xin giải thích giản đơn sơ lược để quý độc giả biết qua mà thôi . Nếu quý vị muốn đi vào chi tiết hơn xin hãy đón đọc cuốn Bí Ẩn về Ngũ Hành và Bát Quái của soạn gia toàn văn Thông sẽ xuat ban nay mai.

Xuất xứ của cái mô hình BÁT QUÁI:

Trong bộ sách Kinh Dịch cổ xưa của Trung Hoa có nhắc đến Bát Quái Theo truyền thuyết thì Kinh Dịch ra đời khi Vua Phục Hy (4477-4363 trước Tây lịch ) thấy một Long Mã nổi lên trên sông Hoàng Hà , trên lưng Long Mã có bức Hà Đồ , từ đó nhà vua vạch ra tu Bát Quái đầu tiên gọi là Tiên Thiên Bát Quái.

Về sau ( 2205-1766 trước Tây Lịch ), vua Đại Vũ nhà Hạ thấy rùa thần xuất hiện trên sông Lạc ( Thiểm Tây) Lạc ( Thiểm Tây). Trên lưng rùa có các nốt , điểm gọi là Lạc Thư. Khoảng 1000 năm sau, Chu Văn Vương khi bị giam ở Dữ Lý , đã dựa vào Lạc Thư mà lập ra Hậu Thiên Bát Quái.

Vua dựa vào các nét vạch trên lưng rùa để vạch ra Bát Quái mà sau này gọi là Hậu Thiên Bát Quái .

Bát Quái gồm có 8 quẻ hay 8 quái có tên như sau :

QUẺ KIỀN HAY CÀN gồm 3 vạch ( vạch Dương)