Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

09. Chùa Dâu – công trình từ một giấc mơ lạ

Chùa Dâu ở Thuận Thành Bắc Ninh có kiến trúc độc đáo, một báu vật Phật giáo được sử sách ghi nhận do Mạc Đĩnh Chi đứng ra thiết kế và xây dựng. Câu chuyện về ý tưởng dựng chùa Dâu được dân gian lưu truyền như sau.

Khi Mạc Đĩnh Chi cùng đoàn sứ bộ đang rong ruổi ở xứ người thì ở nhà, bà vợ và người hầu gái của ông đều bị ốm chết. Khi về đến chợ Hoàn Dương, ông nghỉ đêm ở đó, nằm mơ thấy người hầu gái đến gặp vừa khóc vừa nói:

– Phu nhân đã mất, hiện đang bị giam giữ trong ngục tối của Diêm vương thật là khổ cực, xin ông đến đó cứu cho.

Ông hỏi:

Ta đang sống, lại đang mặc quần áo thế này, làm sao xuống được dưới ấy?

– Không sao? Tôi đã mang sẵn quần áo khác cho ông rồi.

Mạc Đĩnh Chi nhận quần áo, vào phòng trong thay rồi trở ra theo người hầu gái xuống âm ty. Đến trước cửa ngục nơi vợ ông đang bị giam giữ, ông thấy một quỷ sứ ngồi canh vạc dầu lớn đang sôi sùng sục. Ông hỏi quy sứ:

– Dạ, bẩm… Thưa ngài, đun vạc dầu đó để làm gì ạ? Quỷ sứ trả lời:

– À. Ta đang chờ người nữa đến để lôi mu ở trong kia ra, cho vào đây đấy.

Mạc Đĩnh Chi hỏi lại:

Dạ, nhưng mụ ấy mắc vào tội gì đấy ạ? Qủy sứ lại trả lời:

Tội có từ đời ông nội của chồng mụ, đã dám đem tượng Phật đồng ra nấu chảy để đúc đồ gia dụng. Bây giờ, mụ sẽ phải chịu thay.

Mạc Đĩnh Chi chột dạ, ngày còn bé, ông đã được chứng kiến ông nội của mình đã làm việc này. Vậy bây giờ phải tính sao đây? Nghĩ đoạn, ông đành thú thực với quỷ sứ:

– Dạ bẩm… Chẳng dám giấu ngài. Chính tôi là cháu nội của ông đã làm điều phạm thượng hồi trước. Xin ngài thương tình gia ân, bảo phải làm cách gì để chuộc lại lỗi lầm ấy tôi cũng xin chịu. Bây giờ chỉ mong ngài tha thứ cho mụ vợ xấu số của tôi.

Quỷ sứ ngồi suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng thẳng thỉnh đáp:

– Luật quả báo sớm muộn gì thì cũng phải hoàn tất hết. Nếu nhà người thành tâm, về dương thế dựng tháp chín tầng,

Chùa Dâu ngày nay, nhìn từ mặt bên ngoài cầu chín nhịp, chùa trăm gian và phải làm lễ cúng giàng mới cứu được.

Mạc Đĩnh Chi lạy tạ quỷ sứ một lần nữa, rồi lựa gót lui ra, nhưng vừa đi được vài bước, bỗng nhiên tỉnh giấc. Ông ghi nhớ đinh ninh những lời mà mình đã hứa với quỷ sứ.

Sau khi trở lại kinh đô (Đại Việt) để tấu trình các việc trong lần đi sứ với nhà vua, Mạc Đĩnh Chi liền xin phép được trở về quê hương để cúng lễ gia tiên và thu xếp công việc nhà.

Hình dung lại giấc mơ kì lạ, ông quyết tâm xây dựng trên trần gian một ngôi chùa có tháp như lời hứa. Nhờ đó một công trình kiến trúc do chính tay ông chỉ đạo ra đời. Đó chính là chùa Dâu nổi tiếng với sự tích nàng Man Nương và tích Tứ Pháp.

Chùa Dâu Ngày ấy được làm theo kiểu nội công, ngoại công, vừa đủ trăm gian, tháp chín tầng (nay chỉ còn ba tầng), cầu chín nhịp (nay không còn nữa, được thay bằng một chiếc cầu xi măng bắc qua một con sông nhỏ). Đó là đặc trưng kiến trúc của thời Trần, vừa chắc chắn, đồ sộ nhưng không kém phần thanh thoát.

Ngôi chùa tọa lạc chính hướng Tây trên mảnh đất khá vuông vắn rộng rãi. Đi qua cổng tam quan là vào đến bãi chùa; tiếp đó đi qua bảy gian tiền tế vào đến sân tháp. Tháp có tên gọi là Hòa Phong, được xây bằng gạch thất to đồ sộ. Tháp được xây ngay trước cửa nhà tiền đường, cùng chính là nét khác biệt so với các chùa. Tiếp nữa đi qua nhà Tiền thất lên gian Thiêu hưng thờ Tam bảo, lên gian Thượng điện thờ Pháp Vân. Từ hai bên cửa ngách của gian Thượng điện đi xuống hai dãy hành lang bao gồm 44 gian nội từ Tiền đường đến dãy nhà Hậu đường. Ở dãy nhà Hậu đường có ba gian chuôi vồ lùi về phía sau, hướng Đông Nam, là nơi thờ đức Thạch Quang (một trong Tứ pháp).

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

Đá Thạch anh Phong Thủy chất lượng

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Tháp Văn Xương là công trình độc đáo, mang nhiều ý nghĩ thú vị

Xét về mặt kiến trúc, đây là một công trình khá độc đáo, hài hòa, kể từ kết cấu, kiểu dáng của các dãy nhà, đến các cổng, cửa ra vào, hệ thống thoát nước trên mái nhà và dưới lòng đất. Đó là một nét tài hoa mà Mạc Đĩnh Chi đã có công súng tạo ra.

Để tưởng nhớ người đã có công sáng tạo và xây dựng lên kiểu dáng chùa như ngày nay, dân gian đã tạc tượng Mạc Đĩnh Chi để thờ. Pho tượng đó được đặt ở gian Thiêu hương, sát với gian Thượng điện.