Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

10. Vì sao dòng họ Mạc chỉ sang không giàu

Thời ấy, quê hương của Mạc Đĩnh Chi lân cư còn thưa thớt, làng xóm ở xen lẫn với rừng, lại có nhiều gò đống, cây cối um tùm. Một lần, bà mẹ Đĩnh Chi (khi chưa sinh Đĩnh Chi) vào rừng kiếm củi, bị một con khỉ độc bắt giữ, toan giở trò hãm hiếp. May mắn bà là người khỏe mạnh, đã chống đỡ lại quyết liệt và thoát ra được, chạy thẳng về nhà trong tình trạng áo sống tơi tả, hồn siêu phách lạc.

Về đến nhà, bà kể lại sự việc ấy với chồng. Người chồng vô cùng tức giận, rồi sau vài đêm suy tính, ông đã nghĩ ra được kế để diệt trừ khi dữ.

Một hôm, ông mặc quần áo của vợ, lại độn ngực chất khăn gia làm đàn bà rồi quẩy quang gánh vào rừng kiếm củi. Ông lại thủ sẵn một con dao nhọn đã mài thật sắc trong cạp quần. Khi đi ngang qua nơi người vợ bị khỉ dữ làm hại, ông đặt gánh xuống rồi ung dung kiến củi. Một lát sau, con khỉ độc liền chạy ra, ôm chầm lấy ông. Trong khi bị khỉ ghì chặt, ông nhanh chóng đưa tay rút dao nhọn ra, rồi đâm thật mạnh vào ngực vào bụng khỉ. Con khỉ rú lên rồi gục xuống, chết ngay tại chỗ. Ông đẩy xác khỉ ra cạnh, lấy khăn lau vết máu trên người rồi quẩy quang gánh về nhà.

Sáng hôm sau, hai người lại quẩy quang gánh cùng vào rừng kiếm củi. Khi đến nơi xác khi chết hôm qua, lạ thay, họ chỉ nhìn thấy một đống mối đùn rất lớn. Là người có học, lại ít nhiều hiểu biết được thuật phong thủy, người chồng để tâm quan sát từ chỗ đứng ra khắp bốn xung quanh. Ông vô cùng kinh ngạc khi nhận ra xác khi đã được “thiên táng” vào một thế đất rất “vượng”. Đó là một gò đất thấp, phía trước có dòng suối uốn lượn chảy qua, còn ba bề xung quanh là những gò đất cao đều châu tuần vào. Ông nói với vợ: “Xác khỉ đã bị mối đùn rồi”. Thế rồi, hai người cùng ở lại kiếm củi, đến gần trưa, khi đã đầy cả hai gánh mới về.

Xem thêm ảnh Tháp Văn Xương: https://kimtuthap.vn/san-pham/thap-van-xuong/

Tháp Văn Xương đá Thạch anh tím

Từ đó trở đi, ông giữ kín câu chuyện trong lòng không hé lộ ra với ai. Thời gian sau, bà vợ có mang, rồi sinh ra một bé trai, được đặt tên là Mạc Đĩnh Chi.

Mạc Đĩnh Chi có dáng người gầy gò, thấp bé, còn mặt mũi hao hao giống khỉ. Miệng rộng trán dô, mũi tẹt, tai vểnh nhưng mắt nhỏ lại đặc biệt tinh anh. Các thầy tướng số bảo đó là “cổ tướng”- một dạng của “qúy tướng” để giải thích những tài năng đặc biệt của Mạc Đĩnh Chi về sau này.

Sau này, bố Mạc Đĩnh Chi sắp qua đời đã dặn lại vợ con hãy đem “táng” mình vào bên trên động đất có xác khỉ độc nằm ở dưới. Kể từ đó, ngôi mộ của dòng họ Mạc được môi đùn cho to thêm nhi, đã “phù hộ” cho con cháu chắt sau này ngày cùng hiện tại, có người được làm đến công hầu, khanh tướng, thun chí làm đến để vương… Các thầy địa lý còn giải thích, phía trước mộ có dòng nước chảy đi (có “tản” mà không có “tụ” để tạo thành minh đường) nên con cháu chắt từ đời Mạc Đĩnh Chi trở đi chỉ “sang” chứ không “giàu” lên được. Thực tế, dòng họ Mạc tính từ Mạc Đăng Tích trở đi, đã có nhiều nhân tài xuất chúng và cũng có truyền thống văn học rất cao, trong đó tiêu biểu có hai vị trạng nguyên, đặc biệt là Mạc Đĩnh Chi. Trong lần đi sứ tới Yên Kinh, ông đã làm cho cả triều đình nhà Nguyên phải nể phục. Trong 67 năm trị vì, vương triều Mạc ở nước ta đã mở tới 21 khoa thi Hội, lấy đỗ tới 460 tiến sĩ. Đó là một đóng góp rất lớn vào việc chấn hưng đất nước trên phương diện văn hóa.