Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

12. Người bạn tâm giao

Bà mẹ Lê Văn Hưu họ Đỗ, người thôn Phúc Chữ. Ông ngoại là Đỗ Tất Bình, một nhà Nho tinh thông địa lí, am hiểu các kiểu mộ táng.

Bà mẹ thấy con mình trí tuệ sáng láng, học hành tấn tới nên rất mừng. Bà muốn luôn được ở cạnh để nhắc nhở con học tập, nên đã nhờ thợ đúc đồng ở Kẻ Chè gần đây đúc cho một chiếc đèn, hình con rồng. Bà lại đem mây viên ngọc gia bảo của cụ tướng quốc bộc xạ, được vua Lê Đại Hành ban để khảm vào mắt rồng. Ban đêm, ánh ngọc tỏa sáng cho Lê Văn Hưu học. Chiếc đèn trở thành người bạn tâm giao, được ông Hưu quý mến, luôn luôn mang theo bên mình. Sau này, khi đã đỗ đạt ra làm quan, cây đèn vẫn soi sáng cho ông suốt đêm này, đêm khác, để biên soạn thành công 30 quyển Đại Việt sử kí – bộ quốc sử đầu tiên của nước ta.

Cây đèn là bảo vật tổ tiên họ Lê mà người mẹ đã gửi gắm lại cho Lê Văn Hưu để nhắc nhở con chăm chỉ học hành, xây dựng sự nghiệp. Nó gắn chặt với cả cuộc đời ông và tương truyền rằng khi ông mất, cây đèn cũng được mai táng theo.

Năm Đinh Mùi, Lê Văn Hưu đi thi, đỗ Bảng Nhãn. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu tam khôi (ba người đỗ đầu: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa). Năm ấy, ông vừa tròn 18 tuổi.

Xem thêm ảnh Tháp Văn Xương: https://kimtuthap.vn/san-pham/thap-van-xuong/

Tháp văn xương rất tốt cho việc học tập và kinh doanh

Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan (chức quan trông coi việc hình luật), rồi Binh bộ Thượng thư, rồi Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giảm tu. Ông cũng là thấy học của thượng tướng Trần Quang Khải, một trong những danh tướng của cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông.

Đại Việt sử kí

Trong thời gian làm việc ở Quốc sử Viện, vào năm 1972, ông đã hoàn thành việc biên soạn Đại Việt sử ký – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam, ghi lại những sự việc quan trọng chủ yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ Triệu Vũ đế (tức Triệu Đà 207 – 136 trước Công nguyên) cho tới Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225), tất cả gồm 30 quyển, được Trần Thánh Tông xuống chiếu bạn khen.

Đại Việt sử ký nay không còn, nhưng vẫn có thể thấy được thấp thoáng bóng dáng bộ quốc sử đầu tiên này trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên, sự tin đời Lê, người khởi đầu việc bị n soạn lại Việt sử ký toàn thư, đã căn cứ vào Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, tiếp đó là Đại Việt sử ký tục biệt của Phan Phu Tiên để biên soạn những phần liên quan. Trong bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: “Văn lưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi”. Tiếp đó, Ngô Sĩ Liên nói rõ, ông đã đem “hai bộ sách của tiên hiền” (tức là Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên) ra “hiệu chỉnh, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, thành một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư”. Như vậy, khó có thể phân định được đích xác đâu là nguyên văn Đại Việt sử ký trong bộ quốc sứ lớn đời Lê này. Tuy vậy, rất may là trong Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang lưu hành vẫn còn có 29 đoạn ghi rõ là lời văn của Lê Văn Hưu với mấy chữ “Lê Văn Hưu viết”.

Qua những trích đoạn đó, có thể thấy được phần nào khuynh hướng cũng như sắc thái ngọn bút chép sử của ông. Trân trọng công lo đánh giặc giữ nước của Tổ tiên, ông đã nhận định về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với những lời lẽ rất 10ực hào hung:

 “Trưng Trắc Trưng Nhị… hô một tiếng mà các quận Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố cùng sáu mươi nhăm thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay…”. Đoạn ông ca tụng Ngô Quyền cũng thấm đượm lòng tự hào sâu sắc trước thắng lợi huy hoàng của dân tộc:

 “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy…

Sản phẩm làm từ đá Thạch anh mang đến cho bạn nhiều nặng lượng tích cực

Quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của nhân dân, ông cũng đã nghiêm khắc phê phán những hành vi bạo ngược, trái đạo lý của vua chúa, như đoạn nhận xét về cấm lệnh “không cho con gái nhà quan lấy chồng trước khi dự tuyển vào hậu cung” của Lý Thần Tông (1128 – 1137), chẳng hạn: “Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, không phải để cung phụng riêng cho vua. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất; thánh nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sát phu sát phụ không được có nơi có chốn… Thần Tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển người vào cung rồi mới được lấy chồng, thế là để cung phụng riêng cho mình, đâu phải là tấm lòng của người làm cha mẹ dân!”.

Lê Văn Hưu mất ngày 23 tháng Ba năm Nhâm Tuất (1322), táng ở cánh đồng xứ Mả Giòm (thuộc địa phận xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Hiện nay ở đó vẫn còn phần mộ với tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 20 (1867), khắc ghi tiểu sử và một bài minh ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông.