Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

16. Giáp Hải – Trạng ác (1515 – 1585)

Giáp Hải (1515 – 1585), sau đổi tên là Giáp Trừng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), còn gọi là Trạng Kế hay Trạng Ảc- do tính ông rất ngay thẳng. Ông đỗ Trạng nguyên năm Đại Chính thứ 9, Mậu Tuất (1538), đời Mạc Thái Tông, làm quan đến Thượng thư Bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diện, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công. Không rõ năm tháng mất, nhưng phải sau năm 1566, do năm này ông còn đi đón Lê Quang Bí đi sứ nhà Minh trở về (theo Đại Việt Sử ký toàn thư). Sáng tác của ông hiện nay cũng không rõ là có bao nhiêu, nhưng có một cuốn được Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục nhắc tới là Bang giao bị lãm.

Năm 1998, một nhóm công nhân đã phát hiện một hòm đá hình chữ nhật tại xã Dĩnh Trì, Hòm đá gồm hai phiến đá nhắn chồng khít lên nhau. Phần áp mặt vào nhau của hai phiến đá có văn bản viết bằng chữ Nho. Sau khi dịch nghĩa, người ta biết đây là di văn của Giáp lai, được ông soạn kỹ càng rồi yểm xuống mộ Khánh Sơn tiên sinh (cha đẻ Giáp Hải) vào năm Tân Dậu, 1549. Một điều thú vị là phần nắp đậy có những dòng chữ viết thêm cho biết ngôi mộ đã được chuyển từ núi Ngò về xã Dĩnh Trì hiện nay như thế nào. Như vậy, việc tranh cãi ông là người Bắc Giang hay Hà Nội (ngày nay) có lẽ sẽ đi đến hồi kết.

Xung quanh cuộc đời ông có khá nhiều huyền thoại li kì. Như chuyện cha, mẹ ông là người ở Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, khi ba tuổi ông bị một phú thương bắt cóc đưa lên Phượng Nhàn. Hay chuyện ông lấy một người vợ là con gái Nam Hải Long Vương V.v. Đáng chú ý nhất là các giai thoại về ông hiện đang lưu truyền tại Bát Tràng, Gia Lâm như sau.

Xem các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật: https://kimtuthap.vn/danh-muc/mat-day-chuyen-phat/

Mặt dây chuyền Phật bảo về bạn khỏi những điều không may mắn

Bài thơ vịnh bèo

Năm Đinh Dậu, nhà Minh mượn cớ phò Lê diệt Mạc hòng thôn tính nước ta, sai đô đốc Cừu Loan và tướng Mao Bá Ôn đem quân hùng hổ tiên vào cửa ải Pha Luỹ. Chúng gửi chiến thư cho triều đình Mạc, bảo phải đầu làng thì mới tránh khỏi hoạ. Kèm theo thư là một bài thơ Beo thách hoạ, dưới ký tên Mao Bá Ôn.

“Tuỳ điền trục thuỷ mạc ương châm

Đáo xứ khan lại thực bất thâm

Không hữu căn miêu không hữu diệp

Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm

Đồ chi tụ sứ ninh chi tán

Đan thức phù thời ná thức trầm

Đại để trung thiên phong khí ác

Tảo quy hồ hải tiện nan tâm”.

(Mọc theo ruộng nước họp như kim

Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im

Nào có gốc sâu, nào có lá

Dán sinh cành nhánh, dám sinh tim

Tụ rồi đi chắc không tan tác

Nội do nào hay chăng đắm chìm

Đến lúc trời cao bằng gió dữ

Quét về hồ bể hắn khôn tìm)

Xem thêm các sản phẩm đá Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Đá Thạch anh Phong thủy giúp cho tâm trí bạn luôn thoải mái

Vịnh bèo nhưng dụng ý của Mao Bá Ôn là coi khinh nước Nam sức yếu lực nhỏ, mong manh trôi dạt như cánh bèo mặt nước lênh đênh, chỉ một cơn gió là tan tác. Vua Mạc Đăng Dung giao cho Giáp Hải lên tận biên ải. Trong khi giao tiếp, Trang Giáp Hải đã hoạ đáp:

“Cẩm lâm mật mật bất dung châm

Đại diệp liên căn khởi kế thâm

Thường lữ bạch vẫn tranh thuy diện

Khăng giao hồng nhật truy ba tâm

Thiên trong làng đã thành nan phá

Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm

Đa thiểu ngư long tàng giá lý Thái công vô kể hạ cấu tầm”.

(Ken dầy vải gấm khó luồn kim

Rễ lá liền nhau, động vẫn im

Tranh với bóng mây che mặt nước

Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim

Sóng dồi muốn lớp thường không vỡ

Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm

Nào cá nào rồng trong ấy ẩn

Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm).

Trong bài thơ hoạ, thấy lời là mạnh mẽ, Mao Bá Ôn và Cừu Loan bàn bạc với nhau, nhận định rằng nước Nam có thực lực, còn nhận tài, chưa thể nuốt trôi được, lặng lẽ có trật tự cho lui binh về từ bỏ ý định xâm chiếm.