Sách Tìm Hiểu Về Phong Thủy

19. Dọn Vào Nhà Mới

Nên làm gì trước khi dọn vào ở trong căn nhà mới mua? 

Ngoại trừ căn nhà mới nguyên vừa xây cất xong , chưa ai ở thì không có vấn đề làm sạch lại căn nhà . Đối với các căn nhà đã 1 hay 2 năm tuổi trở lên đều nên làm sạch sẽ trước khi dọn vào ở. Theo các nhà Phong Thuy Đài Loan và Hồng Kông thì người sống trong căn nhà sẽ tạo loại ” nhân khí “của người sống trong căn nhà đó hòa với khí của căn nhà . Do đó mỗi nhà có một loại khí khác nhau ngay trong mỗi khoảng không gian giới hạn của căn nhà hay” tiểu môi trường”. Chính vì lẽ đó mà mỗi khi vào mỗi căn nhà ta có những cảm nhận khác nhau về đủ hình thức mà trong đó còn có cả mùi vị tính cách riêng . Kinh nghiệm những người mua bản nhà hay những chuyên viên sửa chữa nhà cửa cho biết thì mỗi căn nhà có khí sắc khác nhau như căn nhà người Ấn Độ có mùi vị tính chất , sắc khí khác với căn nhà người Việt Nam ở. Vào trong căn nhà người Mỹ ở cũng có những sắc thái về mùi vị ,khí , hơi , tính cách khác với căn nhà người Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn hay người Mễ Tây Cơ , người Phi Luật Tân … Ở Hoa Kỳ nhà phần lớn trải thảm, thảm là nơi tích tụ nhiều khí trong căn nhà và vì ở thấp nên khí hấp thu vào là khí nặng, xấu Vì lẽ đó nên dù là thảm mới thay có vài tháng thì khi chủ mới vào ở cũng phải giặt thảm trở lại . Nếu thảm cũ thì nhất định phải thay, không nên giặt để giữ lại. Ngay cả vách tường nhà cũng nên sơn quét lại . Đối với Phong Thủy thì việc làm này rất quan trọng vì căn nhà bây giờ là thuộc về chủ mới , hơi hướm chủ cũ và người trong gia đình ấy không nên giữ lại vì sẽ phát sinh sự hòa lẫn hai trạng thái về các tính cách “đối khi ” rất khác biệt nhau , dễ tạo thành sự xung đối bất hợp . Theo nhà Phong Thủy R. b. Whirter 1990 ) thì ngay cả gương soi nếu được cũng nên thay bằng gương ở nhà cũ của mình đã sử dụng hay thay bằng gương mới , lý do là người xưa vợ chồng hinh hay nhập hình nhất là các gương soi mặt . Nếu vì sợ tốn kém thì nên chùi sạch gương soi nơi căn nhà cũ mà người mua nhà muốn dùng lại . Nhớ chùi gương ngoài sáng ngày ánh mặt trời và để phơi nắng ( hướng về mặt trời khoảng nửa ngày rồi đem vào nhà treo trở lại ). Riêng gương trong phòng ngủ nếu thấy nhiều quá , nên giảm thiểu bớt .

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Thạch anh thô

Từ ngàn xưa , ở Việt Nam và Trung Hoa , mỗi khi vào nhà mới , việc đầu tiên là ở toang các cửa lớn, cửa sĩ ra hết lẻ “khí dương hay tăng lực vũ trụ tự nhiên trai và nhà đẩy mọi xấu xa , đen đúa , tối tăm đi . Nhớ bật đèn sáng từ phòng khách phòng ngủ cho chí nhà bếp … Xông hương trầm cho thơm và nhất là phải khai bếp lò đun lửa hay m điện bếp lò nấu nước pha trà . Hành động là biểu tượng của âm no sung túc vì bếp lò không bị tro tàn khói lạnh .

Cũng theo các người xưa khi vào nhà mới , ngoài chọn ngày giờ tốt còn em vào nhà mới những thứ cần thiết đầu tiên như sau :

1) Gạo : thức ăn quan trọng của người Á Châu nên ngày xưa gạo được người Á Đông xem là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ , là sự nuôi dưỡng quan trọng không thể thiếu .

2) Nước : Nước là nguồn sống của mọi sinh vật , nước là biểu tượng của sự tiến hóa đổi mới luân lưu , gọt sạch mọi xấu xa , trì trệ .

3) Muối : Đối với dân miền đồng bằng , muối là thứ tầm thường , nhưng đối với dân miền sơn cước và sa mạc muối là thứ quý hiếm. Chỉ cần nhúm muối , con người có thể trữ lại để dùng làm cho thức ăn thêm đậm đà.

Trên đây là 3 thứ cần thiết tượng trưng cho sự dinh dưỡng của con người . Vì thế người xưa thường mang 3 thứ này vào nhà mới ..

Cũng theo phong tục và ý niệm của người Á Đông xưa thì khi vào nhà mới phải nên làm lễ trình diện Thổ thần Đất đai . có nghĩa là chủ ngôi nhà mới nên thành tâm cầu nguyện với Thần Đất vùng mà căn nhà được xây dựng nên . Như vậy cũng giống như khi vào căn nhà nào đó ta phải chào chủ nhân căn nhà . Trình diện , khấn cầu Thủ Thần Đất đai nơi mình tới ở cũng giống như vậy thôi – Đó là một xã giao cần thiết.

Một vấn đề cần để ý là nguồn nước trong nhà. Cần để ý các vòi nước ở bếp lò , phòng tắm , nơi rửa tay …Nếu vào nhà mới mà thấy vòi nước chảy rỉ rỉ , vếu thì đó là điểm trở ngại , hao tán , thiếu thốn …Phải sửa cho dòng nước chảy nhanh mới gọi là hanh thông , thuận lợi .

Nếu nhà có hồ nước thì xem thư hồ nước trong hay đục. Nếu xám xịt , khô cạn là xấu, phải súc lại hồ và cho nước trong sạch vào

Đến nhà mới ở, bạn muốn trong thân cây cối thì nên lưu ý các điểm chính sau đây:

1 tránh trồng loại cây có trái Chua trước mặt nhà . Không tiêu trong các loại cây có chất mù

2) Tránh trồng cây Liễu trước nhà vì người Á Đông xưa cho rằng liễu u buồn ngay cả đang thể buông rủ của nó ( liễu rủ u buồn ) .

3) Cây trồng nên trồng ở phía Đông. Lý thuyết Phong Thủy xưa cho rằng trồng cây ăn trái hay cây nở hoa nên theo đúng Thanh Long Bạch Hổ mới tốt . Có nghĩa rằng Phía Tay Mặt ( hữu : Bạch Hổ ) nên trồng cây có hoa như Hồng , Mai , Hướng Dương. Còn cây ăn trái thì trồng phía Tay Trái (Thanh Long ). Không được trồng một cây đơn độc trước nhà vì đó là biểu tượng của lẽ loi , cô độc. Tránh trồng cây lớn chắn cửa chánh căn nhà . Nhà không nên để một cây già cỗi sum sê ngay cửa ra vào . Cây khô xương xẩu ở trước nhà hay sau nhà là tượng không hay. Cây chuối trồng trước mặt nhà là điều không hay ở Việt Nam, cây chuối chỉ trong sau hè nhà mà thôi

Đến ngôi nhà mới thấy cây vườn nhà bên cạnh ngả nhánh quả nhà mình thì nên lưu ý 2 điều :

– thứ nhất nếu đó là nhánh cây khẳng khiu khô cằn hay giống như mũi lao mũi kiếm đâm chĩa vào nhà thì nên cửa đi hay dùng lửa đốt ngay phần đã cửa đó không cho nó phát triển nữa .

– thứ hai là nếu đó lại là những nhánh cây xanh tươi đầy quả thì nên để yên vì đó là biểu tượng tốt lành , xem như nhà bên cạnh đem thành quả lại cho nhà mình .

Các nhà Phong Thủy lưu ý rằng khi định mua căn nhà nào đó , cần quan sát cây cối mọc quanh nhà đó để biết đất đai nơi đó có vượng khí không . Nêu cây khó cân vàng úa xing lẩu đó là dấu hiệu báo sự khô cằn tài tệ khó phát triển khó hưng thịnh hanh thông.

Đến nhà mới tỉ ấy cây cối um tùm dù xanh tươi cũng nên đốn bớt cho sáng sủa để nhà nhận được khí tốt lành :

Một số cây trồng có ý nghĩa đặc biệt về Phong thủy cần ghi nhớ:

– Cây Thông , Cây Tùng , cây Trắc Bá Diệp ..là những loại cây chỉ sự lớn mạnh hùng khí , trường thọ.

Cây Thiên Tuế : tên thì hay nhưng người xưa rất kỵ trồng nhà người dân vì loại cây này chỉ để trồng ở lăng miếu đến chùa , công đường mà thôi .

Cây Quýt chỉ sự phú quý vinh hoa , lợi lộc . Cây Hoa Hồng : biểu tượng tình cảm, sự tươi tắn đẹp đẻ .

Cây Tre , Trúc : chỉ người quân tử , sự đứng đắn đàng hoàng và cả sự trung thực lẫn trẻ trung,

4) Nếu muốn đặt các khối đá thì nên đặt về hướng Bắc hay phía Tây căn nhà sẽ thích hợp hơn . Do đó nếu muốn làm hòn non bộ , cũng nên định ở vị trí này .

5) Phía Tây Nam nên đặt hồ cá .

6 ) Nếu đậu xe ở vị trí phía Đông , Đông Bắc thì thuận hơn ..

căn nhà hay là nguồn sinh khí ra vào nuôi dưỡng cho người sống trong căn nhà đó. Nguồn năng lực của Trời Đất cũng theo của đó mà vào nhà . Vì thế con người tuy sống trong căn nhà có nóc nhà che phủ nhưng họ vẫn tiếp nhận được khí của vũ trụ tự nhiên và khí của Đất đai qua cửa chính . Đó chính lan Khung Trời , Khung Đất . Nhờ đó mà ở trong căn nhà con người vẫn có được tam hợp của Thiên-Địa-Nhân là vậy . Cái Khung ấy để cho một khối lượng khí hay năng lực vũ trụ vào phải có một lưu lượng thể tích nào đó mới tương hợp được vì thế khung cửa phải có một kích thước nào đó . Thước Lỗ Bang là một cái thước đặc biệt của thời cổ đại khi đã đáp ứng được điều đó . Thước này, theo tương truyền là do một nhân vật tài ba lỗi lạc (Trung Hoa ) về nghề Mộc được coi là Sư ia nghề Mộc có tên là Lỗ Bang qua bao kinh nghiệm thu thập được đã đề ra . Qua thước này thì có những đoạn thuận hợp tốt lành , có những đoạn bất hợp , xâu . Như vậy trãi qua bao kinh nghiệm khi làm cửa , rộng hẹp , cao thấp , người xưa có một kinh nghiệm rút tỉa được là cửa chính căn nhà nên tuân theo một kích thước nào đó thì sẽ hợp . Kinh nghiệm cho thấy những cửa chính căn nhà hay cơ sở làm ăn nào ứng hợp với cung tốt của thước Lỗ Bang thì căn nhà đó được nhiều thuận lợi hơn và cũng theo kinh nghiệm của người xưa thì tùy vào cung nào mà sự thuận lợi đạt thành liên quan đến cung đó . Thước Lỗ Bang từ cổ đại được lưu truyền đến ngày nay . Tuy nhiên vì tam sao thất bổn nên đôi khi sự đo đạc không chính xác .Theo tài liệu xưa còn lưu lại thì thước Lỗ Bang dài khoảng 43cm ( khoảng 17 inches )được chia ra làm 8 khoảng đều nhau với 8 tên gọi như sau :

1) Cung Tài Lộc : (cung này chia làm 4 cung nhỏ hơn chỉ về sự tốt lành liên quan về tài lộc )

2) Cung Trường bệnh ; chỉ về bệnh tật ( cũng gồm 4 cung nhỏ hơn chỉ sự liên quan ).

3) Cung Sanh Tang : chỉ sự ly biệt ,tang chế tai họa ( với 4 cung nhỏ hơn ).

4) Cung Mỹ Thuận : gồm 4 cung nhỏ chỉ sự hòa khí thuận hợp lợi ích phú quý .

5) Cung Quan Lộc cũng phân ra 4 cung nhỏ chỉ sự tốt lành, tài lợi ..

6) Cung Kiếp Đạo chỉ sự bất lợi xấu, hao tán …( với 4 cung nhỏ ).

7) Cung Lục Hại gồm 4 cung nhỏ chỉ sự cô đơn , thối chí , nghề nghiệp suy thoái ….

8) Cung Phúc Đức gồm 4 cung nhỏ hơn chỉ về phúc đức và điều thiện , tốt lành … Khi đo phải cẩn thận áp thước vào sát lề cửa , khởi đi từ cung Tài Lộc. Các cửa cần đo nơi căn nhà hay cửa sổ làm ăn là cửa chính , kế đến là cửa sau , cửa hông , cửa các buồng ngủ cửa phòng làm việc , cửa bếp… Nếu nhà có cửa ngỏ , cũng nên đo ..

Nếu khung cửa rơi vào cung nào (xem cung nhỏ tương ứng ) đọc xem chữ ở cung đó mà luận tốt xấu để kịp thời sửa chữa lại nếu xàu. Muốn có niên đội ta bỏ cao và bề rộng của khung cửa.