Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

22. Ngựa đá qua sông

Dòng sông Thái Bình hiền hoà, bình lặng, chiếc đò ngang nho nhỏ vẫn cần mẫn đi về, nối liền đôi bờ. Bên này là đất Vĩnh Lại, nơi quê hương của trang, một vùng đất hiếu học và trọng khoa cử. Nhưng học thì rất nhiều mà đỗ đạt thì lại ít, chẳng mấy ai làm nên những sự nghiệp lớn lao. Có thể xem vùng đất này:

 “Tuấn kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu” (Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi)

Dân miền Vĩnh Lại ấm ức vô cùng, họ tìm đến hỏi trạng cho ra nhẽ, song trạng không trả lời gì khác hơn ngoài câu: Thiên cơ bất khả lậu!

Dân chúng thầm bất mãn, cho rằng trạng thám hiểm, nhỏ mọn, biết mà không nói để bản thân riêng hưởng.

Xem thêm các sản phẩm đá Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Linh vật đá Thạch anh đem đến nhiều may mắn

Nghe tin ấy, trạng rất phiền lòng nhưng rồi thông cảm cho sự nôn nóng, sốt ruột của dân làng, trạng lại bỏ qua. Sau đó, trạng bèn làm một con ngựa, trạng còn cho thợ khắc hại câu thơ bằng chữ nho:

“Hà thời thạch mã độ giang

Thử thời Vĩnh Lại nghinh ngang công hầu”.

Tạm dịch như sau:

“Bao giờ ngựa đá sang sông

Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng”

Ngựa vừa dựng lên, dân làng rủ nhau đến xem rất đông…

Kể từ đó, ngày lại ngày, họ cứ chờ đợi, mong ngóng, có người tin tưởng tương lai xán lạn không xa, nhưng cũng có người lại cho rằng trạng nói thế chỉ để trấn an dân làng, chứ làm gì có chuyện ngựa đá biết đi, nói chi đến việc lội sang sông được mà hòang những chức như quận công, đô đốc.

Nhưng rồi người dân Vinh Lại đã thoả nguyện, ngày lại ngày, dòng sông cuộn chảy mang theo phù sa bên lở, bên bồi. Con sông Vĩnh Lại lở thêm để bồi sang bên kia, đến cuối đời Hậu Lê thì con ngựa đá đã sang sông thật. Người thì vui mừng, người thì hối tiếc vì đã trách nhầm trạng, song ai nấy đều hy vọng một cuộc đời hiển hách. Uy tín trạng ngày càng cao hơn và đồn đi khắp nơi, đâu đâu cũng rôm rả chuyện con ngựa đá ở bờ sông Vĩnh Lại. Trai làng thì lên mặt, con gái các nơi đổ xô đến tìm nơi để làm dâu, mong sau ngày trở thành bà đô đốc hay bà quận công.

Tháp Văn Xương giúp cho con đường công danh cũng như kinh doanh luôn thuận lợi

Giữa lúc ấy, trong Nam lại xảy ra cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn. Tây Sơn thắng trận, rồi thưa tháng đem binh ra diệt luôn chúa Trịnh ở Bắc, trí quyền cho nhà Lê. Vua nhà Lê từ đó thoát khỏi nạn chúa Trịnh chuyên quyền, nhưng sau khi vua Hiển Tông mất, vua Chiêu Thống lên ngôi, dòng dỏi của Trịnh lại trở về. Vua Lê phải triệu Hữu Chỉnh ở Nghệ An ra giúp. Chính đem binh ra đánh đuổi và dẹp tan đám con cháu cua chúa Trịnh còn sót lại. Nhưng Chỉnh lại chuyển quyền, ra mắt chóng với Tây Sơn, Nguyên Huệ thấy vậy, sai Nhậm đánh Chỉnh. Chính đem vua Lê chạy trốn. Nửa đường Chinh bị Nhậm bắt, vua thì thoát nhưng phải giả dạng thường dân mang theo án tín mà chạy. Tướng Tây Sơn đuổi theo, nhà vua phải qua sông Vĩnh Lại và ở lại làng này.

Việc vua đến lưu trú, lại thêm chuyện “ngựa đá qua sống” dân làng cho rằng đây là ý trời để làng Vĩnh Lại được oai danh hiển hách, mới rước vua về đình rồi thảo hịch chiếu mộ quân sĩ để chống Tây Sơn, sản có ấn tín của vua, hết người này đến người khác bức vua phong tước. Thế cùng, lực kiệt, nhà vua đành nghe theo, vậy là chỉ trong mấy ngày dân Vĩnh Lại đều thành quan này, quan nọ cả.

Phong tước xong, nhà vua từ giã để chạy sang làng khác. Hay tin dân làng Vĩnh Lại phò Lệ chống Tây Sơn, Vũ Văn Nhậm đem quân vây đánh, dân làng chống cự không lại, lớp bị giết, lớp bị bắt thật thảm thương.