Sách Phong Thủy Chọn Ngày Lành Tháng Tốt

25. Ám Kiếm Sát

Loại sát này tính theo tháng, theo sự thay đổi của “Lưu nguyệt phi tinh” mà bay đến các phương.

Ví dụ: vận 4, năm Giáp Tý, ở địa bàn Thái Tuế tại Tý, Thái Tuế phi tinh tại: Khôn, Khôn là Nhị – Nhị tức là phi Thái Tuế.

Tháng giêng, Bát nhập trung cung, Ám Kiếm tại Cấn Tháng hai Thất nhập trung cung, Ám Kiếm tại Ly. Tháng ba Lục nhập trung cung, Ám Kiếm tại Khảm. Tháng tư Ngũ nhập trung cung, Ám Kiếm tại Khôn. Tháng năm Tứ nhập trung cung, Ám kiếm tại Tốn. Tháng sáu Tam nhập trung cung, Ám Kiếm tại Cấn. Tháng bảy Nhị nhập trung cung, không có Ám Kiếm Tháng Tám Nhất nhập trung cung, Ám Kiếm tại Kiền. Tháng Chín Cửu nhập trung cung, Ám Kiếm tại Đoài.

Phàm phương Ám Kiếm đến, trong tháng đó nên tránh sửa chữa tu tạo để tránh gặp điều hung.

Xem thêm các mẫu Vòng Thạch Anh Chỉ Vàng: https://kimtuthap.vn/san-pham/vong-tay-da-thach-anh-toc-vang/

Vòng tay đá Thạch anh tóc vàng may đến nhiều may mắn

2-50. CÁC LOẠI SÁT KHÁC

Do sơn phi tinh và hướng phi tinh gặp nhau, ngoài việc tạo ra các tổ hợp tốt như: Nhất Lục, Nhất Tứ, Lục bát (1 + 6, 1 + 4, 6 + 8) vv… còn có các tổ hợp xấu khác. Tổ hợp xấu gọi là bàn sát.

2-51. TAM NHỊ, TAM BÁI (3 + 2, 3 + 8) là “Đấu ngưu sát”

Tam là Xi Vưu thích chiến đấu, Nhị và Bát là trâu và chó, hai sao gặp nhau là Xi Vưu đấu với trâu hoang dã, đầu nhau tất sinh ra sát khí, cho nên gọi là “dấu ngưu sát”. Những phương vị có hai sao Tam Bích cùng đến thì trong nhà hay gây gổ xích mích, vợ chồng bất hoà, v,v… Nếu gặp vượng tinh bay đến thì đấu đá càng dữ dội; nếu gặp Thái Tuế bay đến thì tranh đấu càng gay gắt hơn; nếu gặp Ngũ Hoàng Nhị Hắc (2 + 5) cùng đến thì đấu tranh bị tổn thương.

2-52. TAM THẤT (3 + 7) là “Xuyên tâm sát”

Tam là Xi Vưu, là giặc cướp; Thất là đao kiếm, hai sao gặp nhau là tượng hung. Nếu hai sao này cùng đến một phương vị thì vợ chồng bất hoà, tranh đấu chốn quan trường, của cải bị cướp, con trai là giặc cướp hoặc phải chiến đấu nơi xa trường. Nếu gặp vượng tinh bay đến thì các hiện tượng trên bay đến càng dữ dội; lại gặp Thái Tuế bay đến dễ mắc bệnh đột ngột.

2-53. LỤC THẤT (6 + 7) là “Thương kiếm sát”

Lục là ngựa, là cây thương. Thật là đao kiếm, hai sao gặp nhau là tượng so đao kiếm, hai kẻ mạnh đánh nhau. Nếu hai sao này cùng đến một phương vị trai mạnh gái dũng đấu nhau, tranh giành quyền lực, khẩu thiệt thị phi, dẫn đến kiện tụng quan trường, gia đình ly tán.

Bản thân Dịch học chỉ nói đến sự đối lập của âm dương, ngũ hành xung khắc, mà sinh ra động tĩnh cát hung tức là khi hai sao vào cùng cũng sẽ gây phản ứng hoá học từ trường ví dụ 1- 4 (Thủy sinh Mộc) tức khách tinh sinh cho chủ tinh tốt. 4-9 (Mộc sinh hỏa) 9  – 8 (hỏa sinh Thổ). 6-9 (Hỏa khắc kim) chủ tinh khắc khách tinh sinh xuất… nếu loạn đầu tốt thì ít có sự sinh sát ngược lại loan đầu có sát như có núi hoặc cây cột điện trước nhà thì hung sát đến ngay chỗ có sát khí tác oai tác quái.

– Nếu loan đâu tốt nhà được vượng sơn vượng hướng, lại vào năm Thái Tuế đang ở phương vượng thì vượng càng thêm vượng.

Nếu nhà là thượng sơn hạ thuỷ, vào năm nhập trạch Thái Tuế đang ở phương vị hướng (hoặc phương vị sơn), đây đúng là xấu càng thêm xấu.

Thái Tuế có hai loại: một là Thái Tuế địa bàn, hai là Thái tuế phi tinh.

Thái Tuế địa bàn là Thái Tuế biểu hiện trên la bàn hậu thiên bát quái, tức bàn nguyên đán. Trên bàn nguyên đán (la bàn) có 12 địa chi.

Thái Tuế mỗi năm lần lượt trực ở một địa chỉ, cứ 12 năm là đi hết một vòng tròn.

* Thái Tuế phi tinh theo tích vận của “lường thiên xích” chỉ có phái Phong Thuỷ Huyền Không phi tinh mới sử dụng.

* Cửu cung phi tinh lưu niên, mỗi năm có 1 sao bay vào trung cung tám sao còn lại lần lượt bay vào 8 cung, cho nên phi tinh của từng cung hàng năm khác nhau, 9 năm đi một vòng tuần hoàn. Thí dụ năm Giáp Tý, Thái Tuế địa bàn ở cung Tý, nếu năm đó Nhất Bạch nhập trung cung thì Thái Tuế cũng theo Nhất Bạch trực ở cung giữa. Nếu năm đó Nhất Bạch bay đến phương Cấn thì Thái Tuế cũng theo Nhất Bạch đến phương Cấn. Nếu năm đó Nhất Bạch bay đến phương Chấn thì Thái Tuế cũng theo Nhất Bạch bay đến phương chấn, v,v… cứ như vậy mà suy ra, Nhất Bạch bay đến đâu thì Thái Tuế bay đến đó, gọi là phi Thái Tuế. Cũng vậy, năm Ất Sửu, Thái Tuế địa bàn ở phương Sửu, Sửu ở Bát, Thái Tuế bay theo Bát mà bài bố vào cung vị của nó. Năm Đinh Mão, Thái Tuế địa bàn ở Phương Mão, Mão là Tam, Thái Tuế bay theo Tạm mà bài bố vào cung vị của nó. Năm Thìn, Thái Tuể địa bàn ở phương Thìn, Thìn là Tứ, Thái Tuế bay theo Tứ mà bài bổ vào cung vị của nó. Năm Ngũ Hoàng thổ tinh nhập trung cung thì Thái Tuế địa bàn và phi Thái Tuế trùng lên nhau. Cứ như thế mà suy ra.

2-54. TUẾ PHÁ

Đối ngược với cung Thái Tuế là Tuế Phá. Phương có Thái Tuế bay tới là khí dương cực mạnh, cung đối của nó là khí âm cực mạnh. Đây là hai cung vị âm dương đối lập, tương khắc tương xung. Tuế phá không có cách gì chế được phải tránh, nếu đụng vào thường có án mạng xảy ra, không chủ nhà thì thợ, phần nhiều thì chủ nhà không chết thì cũng bị thương tích. Tuế Phá còn phải tránh dùng chi ngày. Ví dụ năm Tý Thái Tuế ở phương Tý, Tuế phá ắt ở phương Ngọ. Như vậy, tất cả các ngày địa chỉ là Ngọ như Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ, Nhâm Ngọ đều là ngày Tuế Phá, khí âm cực mạnh, nếu dùng ngày có chi Ngọ vào việc nhập trạch, ắt phạm Tuế Phá, dễ gặp tai họa (nhất là người tuổi Tý).