Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

28. Ông tổ của nghề giúp dân

Năm 1580, vua Lê Thế Tông cho mở khoa thi hội. Ông đã 53 tuổi, xin thi và đỗ hoàng giáp. Bây giờ từ địa lý đến nhân văn ông đều tinh tường. Trong triều, ngoài nội ai cũng tôn gọi ông là trạng: Trạng Bùng.

Lúc giữ chức Công bố hữu thị lang, Phùng Khắc Khoan được cử đi sứ phương bắc. Bấy giờ, bọn quyền thần nhà Minh vì ủng hộ họ Mạc mà không thừa nhận nhà Lê trung hưng. Vì thế, đoàn của Phùng đi đến Nam Quan thì bị ngăn lại. Phùng phải vận dụng hết trí thông minh, khéo léo lắm mới qua lọt. Lại phải mất 3 tháng lặn lội nữa, họ mới tới được kinh đô nhà Minh.

Dịp ấy nhằm vào tuần vạn thọ của vua Minh, Phùng Khắc Khoan làm tập thơ gồm ba chục bài dâng lên. Minh Thần Tông xem, hết sức tán thưởng và coi trọng rồi châu phê: “Nhân tài ở đâu cũng có. Xem thơ Khắc Khoan thấy rõ là người học rộng và đầy lòng trung nghĩa, thực là đáng khen”.

Từ đó, vua Minh Tôn trọng Khắc Khoan mà gọi ông là Phùng kỳ lão chứ không gọi tên húy. Lúc đó sứ thần Triều Tiên là Lý Chí Phong cũng rất phục tài họ Phùng và đã viết lời tựa cho tập thơ này.

Phùng Khắc Khoan rất yêu nước, thương dân, luôn muốn cho cây trồng và vật nuôi ngày một phát triển để dân đỡ khổ. Nghề nuôi tằm dệt tơ của ta có từ lâu đời nhưng buổi đầu ta chỉ mới biết dệt lụa, cao nhất là lụa đậu, còn gấm, vóc, the, lượt thì phải mua ở ngoài. Đoàn sứ thần Việt Nam khi trên đường đi qua đất Thục (thuộc Tứ Xuyên bây giờ) là nơi có nghề dệt lượt truyền thống, nổi tiếng. Đoàn đã xin vào nghỉ nhờ ở một làng trong đó, cốt để xem xét và học cách làm của họ.

Phùng Khắc Khoan thấy thứ sản phẩm mỹ thuật này được làm ra cũng chỉ từ đôi mắt và đôi bàn tay của người thợ thủ công. Ông ra sức tìm hiểu rồi học cách làm của họ từ tạo khung dệt, cách nhuộm màu đến mắc go và thủ thuật đưa thoi, kết sợi.

Sau khi về nước, Phùng Khắc Khoan đã dành thời gian đi đến các làng nuôi tằm, dệt tơ đem kỹ thuật làm vải lượt truyền cho nhân dân. Nhờ đó, các làng dệt ven sông Tô như Nghi Tàm, Trúc Bạch, Yên Thái, Bái An, Trích Sài… cho đến vùng ven sông Nhuệ (Tỉnh Sơn Tây), có nhiều gia đình biết dệt lượt. Sau này, nơi tiếp thu và phát huy tốt nhất kỹ thuật của nghề này là vùng sông Nhuệ. Lượt ở đây mỏng, nhẹ, mịn màng, mặc vào trông thướt tha, thanh quý. Nhân dân lấy tên quan Trạng đặt cho vải lượt mình dệt, gọi là lượt Bùng.

Xem thêm các sản phẩm đá Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Sử dụng đá Phong thủy đúng cách sẽ giúp vận khí của ngôi nhà bạn tốt hơn

Trên đường về nước đoàn của Phùng Khắc Khoan vượt sông Dương Tử, đi qua một vùng mênh mông những đồng, bãi trồng hoa màu và nông dân trong mùa thu hái nông sản. Họ Phùng nhận ra, ở đây có những loại cây trồng mà nước mình chưa có như ngô, đậu nành… Ông cho đoàn xin vào nghỉ nhờ ở một làng gần đó, được dân cho ăn bánh và ăn tương, những thứ được chế biến từ các loại hạt kia chế biến ra. Họ Phùng chú ý nhiều đến những chóe nước tương bà con ở đây làm để ăn dần. Ông hỏi họ về cách rang đậu, ủ men và ngả tương. Ông mua một ít hạt ngô và hạt đậu nành đem về làm giống.

Từ đó, trên đồng ruộng nước ta bắt đầu có những loại cây trồng mới là ngô và đậu nành. Cũng từ đó nhân dân ta, qua sự truyền dạy của Trạng Bùng đã biết cách làm tương, một loại nước chấm ngon và bổ, để dành được quanh năm.