Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

29. Trạng Bùng và chúa Trịnh

Năm Kỷ Tỵ (1629), sau khi tuổi được nhà Mạc, Trịnh Tráng được Vua Lê phong làm sư phụ Thanh vương. Nhân đó, Trịnh Tráng muốn lấy danh nghĩa nhà Lê bắt chúa Nguyễn phải hàng phục. Chúa Trịnh sai sứ mang sắc vua Lê vào phong cho Chúa Nguyễn Phúc Nguyên chức Thái phó quốc công, dụ chúa Nguyễn cho con ra chầu và nộp ba chục thớt voi và ba chục chiến thuyền.

Chúa Nguyễn tiếp sứ, nhưng ý không muốn thụ phong mà cũng không muốn tuân theo yêu sách của chúa Trịnh. Ông bèn hỏi Đào Duy Từ cách đối phó

Từ khuyên chúa Nguyễn hãy cứ nhận sắc rồi sẽ có cách. Ông sai làm một cái mâm hai đáy bỏ tờ sắc phong của chúa Trịnh vào giữa hai đáy, kèm theo một mảnh giấy viết bốn câu thơ. Chúa Nguyễn sai để lễ vật vào chiếc mâm đó và sai sự là Văn Khuông mang ra Thăng Long tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh.

Chúa Trịnh thấy có lễ vật mà không có biểu tạ về việc được vinh phong, lấy làm nghi lắm. Sau, có người thấy cái mâm dày mà nặng, mới khám phá ra là mâm hai đáy. Chúa Trịnh thấy có 4 câu thơ chép ở mảnh giấy như sau:

Mâu nhi vô dịch,

Mịch phi kiến tích

Ái lạc tâm trường

Lực lai tương địch.

Cả triều đình không ai hiểu nghĩa ra làm sao cả. Sau phải mời Trạng Bùng (tức Phùng Khắc Khoan) đến để hỏi. Trạng Bùng liếc mắt xem qua và giải ngay rằng: Mâu nhi vô dịch nghĩa là chữ “mẫu” mà không có dấu phết thế tức là chữ “dư”; Mịch phi kiến tích nghĩa là chữ “mịch” mà bỏ chữ “kiến” là chữ “bất”. Ải lạc tâm trường : chữ “ái” bỏ chữ “tâm” nghĩa là chữ “thụ”; Lực lại tương địch nghĩa là chữ “lực” đối địch với chữ “lai”, hai chữ để cạnh nhau, thế là chữ “sắc”.

Vậy cả bốn câu thơ là bốn chữ: Dư bất thụ sắc (ta không nhận sắc phong).

Họ Nguyễn không chịu thần phục triều đình cho nên làm ra bốn câu thơ đó. Chúa Trịnh tức lắm, sai đuổi theo bắt sứ giả lại, nhưng sứ giả đã bỏ đi xa rồi.

Văn chương cụ Phùng

Sau khi xin nghỉ quan vì giá cả, Phùng Khắc Khoan về quê sống trên miền quê xứ Đoài. Cụ đã cho trùng tu hai nhịp cầu Nhật Tiêu, Nguyệt Tiêu kiều bên núi Sài trước mặt chùa Thầy. Ngoài ra Phùng Khắc Khoan còn cho đào mương tưới nước quanh vùng núi Thầy, từ đó dẫn nước đi tưới cho các vùng lân cận. Nhưng đậm nét nhất trong ký ức nhân dân Bùng Xá vẫn là công đức Phùng Khắc Khoan truyền dạy cho dân làng nghề dệt tơ và cách trồng ngô, trồng đỗ do cụ đưa giống về. Phùng Khắc Khoan qua đời năm 1613, thọ 86 tuổi.

Sự nghiệp thơ văn Phùng Khắc Khoan để lại khá lớn, bao gồm sáng tác bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm, trong đó có ba tác phẩm quan trọng là Ngôn chí thi tập, Lâm tuyền vãn, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập.

Thơ Phùng Khắc Khoan vừa nói cái chí lớn của kẻ nam nhi phải lập công danh ở đời, vừa nêu cao vai trò của sách vở, văn chương, của văn hóa, với quan niệm rằng tất cả những người làm nên sự nghiệp “khanh tướng” đều có học vấn cao:

Từ xưa những người lập thân làm nên khanh tướng, Là những người trong bụng phải có thi thư.

Phùng Khắc Khoan có hoài bão về sự nghiệp văn chương cũng rất lớn. Khi mới 16-17 tuổi, Cụ đã tự bày tỏ tâm sự của mình:

Kề sinh nhai cất chứa trong nhà sách là của quý,

Sức lực thay cày bừa bút là nô bộc.

Phùng Khắc Khoan có một quan niệm về văn chương rõ ràng: “Văn chương phải sắc bén, coi thường con dao của bọn thư lại. Bút phải được dùng làm tươi sáng, vẻ vang cho nước”. Và: “Cái gọi là thơ không phải là thứ láu lưỡi trong tiếng sáo lối chơi chữ dưới ngòi bút”. Thơ văn, theo Phùng Khắc Khoan phải là:

Hạ bút làm cho mưa gió phải động

Thơ thành khiến quý thần kinh sợ.

Nội dung thơ văn Phùng Khắc Khoan cũng phong phú, đẹp đẽ như chính cuộc đời cụ, một cuộc đời lớn, tất cả vì đất nước, nhân dân.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

 Vòng chỉ đỏ Đá Phong Thủy tự nhiên

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Vòng tay chỉ đỏ như một lá bùa hộ mệnh giúp bạn tránh khỏi những điều không may