Sách Tìm Hiểu Về Phong Thủy

34. Các Truyền Kỳ về Trần Đoàn

Lời dẫn giải:

Trần Đoàn (sinh vào năm 989 Công nguyên?) tên tự là Đồ Nam, hiệu là Phù Dao Tử, là một đạo sĩ về đời Bắc Tống ngũ đại. Sinh ở Chân Nguyên Hào Châu (Nay là huyện Lộc An, tỉnh Hà Nam). Tương truyền, Dương Quân Tùng đã đem tất cả sở học bình sinh truyền cho Tăng Văn Sán. Tăng Văn Sán lại truyền cho Trần Đoàn (theo sách Kham Dư Loại Toản). Trong sách “Âm ( Dương Thiên Cơ thư”, Ngô Cảnh Loan có làm bài dâng lên triều đình như sau: Vào cuối đời Đường, đao binh loạn lạc, người ta tìm thấy sách của họ Tăng, họ Dương Ho trong chiếc hộp ngọc tại Quỳnh Lâm Khố, đó là cuốn đề “Thiên Cơ Thư”. Do đó tiếng tăm của 2 ông Dương, Tăng được vang lội. Tăng Tiên Sinh truyền thụ cho Trần Đoàn, Trần Đoàn truyền thụ cho cha của Ngô Cảnh Loan là Khắc Thành. Nhưng e sự thực không hẳn đúng như thế. Có lẽ, câu chuyện được truyền tụng như vậy nhằm đề cao tên tuổi của hai ông Tăng, Dương.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Chuyện cũ trong thiên này là một trong những chuyện “Thần tích” của Trần Đoàn được biên soạn ra do những người hiểu sự.

Truyền kỳ: 

Tương truyền Trần Đoàn là một vị ẩn sĩ nổi tiếng ở núi Võ Đang. Có một lần đi chu du với 2 vị ẩn sĩ nổi to tiếng, đến phía đông bắc của huyện Vị Thanh, tỉnh Thiên Tây ngày nay, lúc đó nơi này được gọi là Hạ Khuể. Trần Đoàn tiên sinh có tiên đoán ở nơi này không bao lâu nữa sẽ xuất hiện một vị đại thần, được đứng vào hàng tận Công, xuất tướng nhập tướng.

Nguyên lai, ở vùng Hạ Khuê này, có một chi nhánh Sống vị thủy chảy qua vùng này. Trên một khu đất cao của một chi nhánh chảy về phía đông, có 2 ngôi cổ mộ được xây cất. Một ngôi mộ ở phía Bắc, đó là tổ mộ của gì họ Điền, còn ngồi kia ở phía cực nam là tổ mộ của nhà đó họ Khấu. Cả hai ngôi mộ này đều chầu hướng về chi vi nhánh của sông Vị Thủy chảy từ bắc qua nam.

Hai ngôi cổ mộ này, dĩ nhiên vào thời kỳ đó, đã được nhiều nhà phong thủy nổi tiếng tới nơi để kiểm tra xác định phương hướng. Vì 2 ngôi mộ này cách nhau Mà không xa, và cả 2 cùng tọa đông hướng tây, đối diện với 1 một khối nham thạch nhô lên khỏi mặt nước ở trung ương dòng sông. Vị trí của những ngôi cổ mộ như thế và cách an bài triệu hướng đều có thâm ý. Vì thế, sau khi ngôi mộ đặt được mấy đời, lúc Trần Đoàn đến thăm và vùng này, là lúc sắp ứng với lời tiên đoán của ông: ngôi mộ sẽ phát có người làm nên sự nghiệp “xuất tướng nhập tướng”.

Tuy nhiên, đúng hay không đúng về chuyện con cháu của hai dòng họ này đều được ngôi vị tam công, xuất tướng nhập tướng? Điều này không hoàn toàn đúng như vậy. Cứ theo phương pháp quan sát của Trần Đoàn: ngôi mộ ở phương Bắc của họ Điền, đứng về mặt phong Thì thủy, không thể sánh bằng ngôi mộ của họ Khấu nằm ở khu vị phía Nam. Lý do là: Ngôi mộ của họ Khấu không những được hưởng phong thủy của dòng nước chảy, mà còn được ảnh hưởng tốt của khối nham thạch nhô lên giữa dòng sông giống như chiếc cột đá.

Vì thế, con cháu được ngôi vị xuất tướng nhập tướng phải ứng vào nhà họ Khấu. Ngoài ra, trong số con cháu nhà họ Khấu, chỉ có đứa nào sinh ra mà mặt mày đen đủi, trán dô (nhô ra nhiều), lưỡng quyền rất cao, tính tình cương trực, hình giống chữ quốc (      ), mới được hưởng cách phong thủy này.

Lời dự đoán của Trần Đoàn chẳng bao lâu được truyền bá đi khắp mọi nơi, các thầy phong thủy ở vùng đi Hạ Khuê khi nghe thấy tin này đều đổ xô tới để khảo sát, chứng nghiệm. Quả nhiên, có một vị hòa thượng từ ti, xa đến niệm kinh đã nói: Đây là một kiểu đất quý “Trâu đang nằm ngủ, trong ứng ngoại hợp” Thậm chí có vị thầy phong thủy đã đích thân đến thăm hỏi hai nhà họ Điền, họ Khấu và phát hiện ra rằng nhà họ Điền phát đinh nhiều, nhưng không có 1 người con cháu nào hiển đạt về đường công danh. Còn nhà họ Khấu thời nhân đinh thưa thớt, chỉ có 1 đứa nhỏ sinh ra rất cứng đầu khó dạy.

Vào lúc đó, có một thầy phong thủy hết sức nhiệt g tâm đã đem lời tiên đoán của Trần Đoàn tiên sinh nói lại cho Khấu phu nhân biết Khấu phu nhân bèn lắc đầu than thở.

Tôi có đứa con tên là Chuẩn tính tình bướng bỉnh ngu dốt, từ trước tới nay không bao giờ chịu đọc sách, vậy thì sau này làm sao có thể thành tài”xuất tướng nhập tướng?”,

Thầy phong thủy tuy nghe bà mẹ nói vậy, nhưng chưa thất vọng, muốn được xem tướng mạo của cậu bé đó, để xem có đúng như những lời miêu tả của Trần Đoàn tiên sinh hay không? Đương lúc đó thời cậu bé họ Khấu chạy ra, thầy phong thủy nhìn qua cậu bé mà giật mình hoảng sợ: So với lời dự đoán của Trần Đoàn, tướng cách của cậu bé này không sai một chút.

Ngay lúc đó, thầy phong thủy có khuyên bảo Khấu phu nhân xin chớ vội thất vọng, nên nhẫn nại dạy dỗ cậu bé đó cho thành người. Thầy phong thủy còn nhắc lại: theo lời của Trần Đoàn tiên sinh, cậu nhỏ này đến 19 tuổi sẽ đại phát công danh

Sau khi Khấu phu nhân tiễn thầy phong thủy ra về, bà đang tìm cách tìm lời khuyên bảo Khấu Chuẩn một phen, Khấu Chuẩn không nghe lại còn bướng bỉnh muốn đi chạy ra ngoài đùa dỡn. Khấu phu nhân vô cùng tức giận, thuận tay cầm quả cân ở bên cạnh ném mạnh vào gót chân Khấu Chuẩn. Khấu Chuẩn la to một tiếng “Úi cha” và ngã lăn ra đất, ở gót chân máu chảy xối xả, và hôn mê ngay lúc đó. Nhưng từ đó trở đi, Khấu Chuẩn dường  như thay hồn đổi xác, tính tình thay đổi hẳn, rất chăm chỉ học hành, biết đọc sách và trọng lễ giáo. Đến năm Khấu Chuẩn đúng 19 tuổi, Hoàng Đế nhà Tống đích thân chiếu khảo tiến sĩ, lúc đó Khấu Chuẩn chưa đầy 20 tuổi, đến trước điện để khảo hạch, được Hoàng Đế ngợi khen, cho trúng tuyển tiến sĩ, tiếng tăm của Chuẩn nổi lên như sóng cồn từ thành thị đến thôn quê, coi như một giai thoại.

Lúc đó Trần Đoàn cũng đích thân nghe thấy những lời tiên đoán của mình vào thời gian trước đây. Số phận an bài đến nay đã đúng 6, 7 phần. Nhưng ông ta lại còn bầm tay tính lại 1 phen, và quyết định xuống núi 1 lần để hội kiến Khấu tiến sĩ.

Trần Đoàn đã gặp Khấu Chuẩn, suy nghĩ một lúc rồi nói:

Ông đã trọn hưởng ngôi tổ mộ về mặt phong thủy, mọi sự tốt xấu đều đã ứng nghiệm.

Khấu Chuẩn tỏ vẻ hồ nghi trả lời:

Ông nói như vậy là nghĩa gì?

Trần Đoàn nói

Ở phía trái ngôi tổ mộ của ông có một khối đá lớn, tôi cho đó là một kiệt tác của 1 vị thầy phong thủy vào thời kỳ ấy. Sau này ông sẽ nắm trọn bình quyền, uy quyền ngang với Thiên Tử. Tiếc thay sau này sẽ bị kẻ 1 môn hạ thân tín hãm hại, mà bị biếm quan chức. Kế đó,

vị phong thủy tư này lại để ngôi mộ ở nơi dòng nước uốn quanh khiến cho minh đường ở trước mộ còn lưu lại một miếng đất quá nhỏ. Như vậy, tôi e rằng sự phú quý chỉ có một mình ông được hưởng, mà không có người kế tiếp.

Về sau, Khấu Chuẩn quả nhiên được binh bộ thanh vân, lần lần được thăng chức cao. Từ chức Thông Phán ở Đan Châu được thăng lên chức Thông Phán Bộ Lại, kế đó được trao chức Khu Mật Sứ, Đồng Tri Viên Sứ. Theo quan chế nhà Tống. Khu Mật Viện tức là nắm trọn đại quyền về hổ phù nhà binh.

Đương khi đó, Vua Tống Chân Tông 10 phần coi trọng Khấu Chuẩn. Sau khi Tể tướng là Vương Đán qua đời, Khấu Chuẩn được nhà Vua trao cho chức Tể Tướng. Sau đó, rợ Khiết Đan ở phương bắc xâm lăng lãnh thổ nhà Tống, Khấu Chuẩn đã hết sức bài xích mọi lời đề nghị của triều thần, tha thiết khuyên nhà vua ngự giá thân chinh nhằm cổ vũ 3 quân tướng sĩ. Quả nhiên. Tống Chân Tông đích thân đến tiền tuyến, tinh thần tướng sĩ lên cao, dũng khí ngập cả non sông. Khiết Đan bị thua trận và xin hòa, do đó mà trên lịch sử có sự kiện nổi danh là “Đàn Châu chi minh” (cuộc tuyên thệ ở Đàn Châu).

Tuy nhiên, đúng như lời Trần Đoàn tiên đoán: Khấu Chuẩn vì quyền cao  chức trọng, cá tính lại quả cương trực. Đến nỗi về sau bị gian tướng là Vương Khâm Nhược và Định Vị xàm tấu. Hai người này chính là môn hạ của Khấu Chuẩn. Về sau Khấu Chuẩn bị bệnh và chết ở phương nam. Đến đời Nhân Tông Hoàng Đế, được truy tặng chức Trung Thư Lệnh, tên húy là “Trung Mẫn”. Tiếc thay, ông không có con nối dõi, nên chỉ được vinh hoa phú quý một đời.