Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

55. Dạy con như thế nào là đúng cách?

Tất cả mọi người trong xã hội đều chú ý đến hai đề tài: kiếm tiền và dạy con. Đối với nhiều người, dạy con còn quan trọng hơn kiếm tiền. Thà rằng nghèo nhưng con khôn ngoan còn hơn giàu có con hư hỏng. Tiền của không còn giá trị khi con cái trong nhà hư hỏng.

Trên một bài báo có đầu để gây xôn xao dư luận: “Những gia đình có con cái trốn học là gia đình người cha thường xuyên vắng nhà”.

Những đứa con không có cha ở nhà sẽ trở nên tự do. Chúng nghĩ bên ngoài là thiên đường vui chơi thỏa thích, còn gia đình trở thành ngục tù. Trách nhiệm của người cha là làm thế nào để đứa con vui sướng mỗi khi trở về nhà.

Khi về nhà, nếu nhìn trên bàn học có cuốn “Tuổi học trò”, hay “Áo trắng”… đứa trẻ sẽ rất thích. Giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục nhà trường. Mỗi ông bố phải sống mẫu mực, con cái mới là “trò giỏi con ngoan”.

Một ngôi nhà có thể không có tủ lạnh, không có máy giật, thậm chí không có bàn ghế, giường tủ, nhưng không thể không có giá sách, không có bàn học. Sách là linh hồn của gia đình. Có nhiều người chỉ lo sắm tivi, đầu video, xe máy, còn không chú ý đến bàn học, sách vở của con cái. Tất nhiên gia đình đó không có trẻ chăm học và học giỏi. Vì thế dù nhà chật đến đâu cũng nên có giá sách treo trong nhà.

Có học sinh không biết Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc ở đâu? Nguyên nhân là do trong nhà không có tấm bản đồ thế giới.

Sách không phải để trưng bày, khoe khoang mà là kho tàng trí tuệ. Những kẻ vô công rỗi nghề, chơi để, cờ bạc phần lớn là những người không bao giờ đọc hết một cuốn sách.

Thái độ của ông bố đối với đứa con hư

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cha giỏi chăm đọc sách nhưng con lại thích vui chơi, học hành chểnh mảng. Đó là do đứa con không được học hành cẩn thận ngay từ đầu hoặc trí nhớ tồi.

Nếu không may bạn có đứa con trai chơi bời lêu lổng, phá gia chi tử, bạn nên hiểu rằng đây là số mệnh không thể tránh được, hãy trả món nợ trần gian. Bạn hãy yên tâm sống, bởi đây là cái giá phải trả và còn phải trả tiếp tục cho đến hết nợ đời. Chớ để chuyện này biến thành lòng thù hận giữa cha và con. Bạn hãy chấp nhận sự thật. Cho dù bạn cố gắng sống tốt thế nào, sự thật này cũng không thay đổi. Ban đầu bạn cho rằng đứa con hư hỏng là kết quả hôn nhân sai lầm của bạn. Sau này khi bạn xem số của đứa con này mới nhận thấy nó có số “phá gia chi tử”.

Cho dù bạn cho nó cả một gia tài khổng lồ, sau này nó cũng sẽ tàn phá hết. Chỉ những cái gì do nó tạo ra mới bền vững. Rất nhiều ông bố bà mẹ hiểu rõ nguyên lý này nên sớm lo cho con tài sản trí tuệ thay bằng để lại vài ba cái nhà.

Đức Phật cho rằng, cuộc đời là bể khổ vẫn còn chưa đủ. Cuộc đời là một bi hài kịch, thậm chí là thảm kịch. Nhưng chúng ta vẫn phải sống, phải chịu đựng, phải chấp nhận. Rất nhiều ông bố đã buồn bã, chán nản, mệt mỏi tuyệt vọng khi biết tin con cái hư hỏng. Họ cho rằng, mọi cố gắng vun vén gia đình, làm việc coi như vô nghĩa. Đức Phật Thích Ca đã vứt bỏ cuộc sống vàng son trong cung, vứt bỏ ngai vàng, rời bỏ cha mẹ, vợ con để đi tìm con đường thoát khỏi thảm kịch. Ngài đã tìm ra chân lý: kẻ nào mang lại hạnh phúc cho người khác, kẻ đó sẽ có hạnh phúc. Nếu trên đời này nếu còn có một người bất hạnh, ngài vẫn chưa hạnh phúc (đắc đạo).

Chúng ta không tuyên truyền giáo lý nhà Phật mà chỉ nêu sự thật. Chúng ta vẫn phải cố gắng làm việc, làm việc trước hết để tồn tại, để tìm hiểu, để nhận thức thế giới này. Chúng ta sống để xem con cái của chúng ta có tự thoát khỏi u mê không? Chúng ta sống để xem những nghịch lý chuyển thành chân lý như thế nào?

Tình cha con là ân tình, nghĩa tình không thể dứt bỏ. Kẻ nào từ bỏ tình cảm này, kẻ đó sẽ bất hạnh. Chỉ có tình thương thực sự mới làm thay đổi được đứa con hư hỏng. Ông bố còn quan tâm đến con cái vẫn là ông bố tốt. Vợ hư có thể bỏ được, con hư thì không, bởi đứa con là máu thịt của mình.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Mặt dây chuyền trụ đá Thạch anh tóc vàng