Sách Bí Mật Tháp Văn Xương

57. Bố mẹ giữ lời hứa, con cái mới thành thực

Muốn con trở thành người trung thực, bố mẹ phải làm gương, giữ lời hứa. Bố mẹ không nên tùy tiện hứa, nếu không thực hiện phải nói rõ lý do. Không nên nói dối trẻ. Hứa không thực hiện sẽ khiến trẻ thất vọng, không tin bố mẹ. Một người mẹ hứa với con gái, nếu năm học này từ xếp thứ 18 vươn lên tốp 10 trong lớp, sẽ đưa đi siêu thị mua bất cứ thứ gì con thích nhất.

Kết quả, đứa con thụt lùi xếp thứ 28. Bà mẹ vô cùng tức giận, định đánh con gái. Bà nội liền ngăn lại kéo bà mẹ vào phòng ngủ nói:

“Con có biết vì sao nó thụt lùi không?”

Cô con gái ngạc nhiên hỏi: “Vì sao?”

Xem các mẫu Vòng Thạch Anh: https://kimtuthap.vn/danh-muc/vong-da-thach-anh/

Con Cái là điều quan trọng nhất

Bà nội trả lời: Có một lần vô tình mẹ đọc nhật ký của nó. Hóa ra nó ghi tất cả lời hứa của con, kể cả lời hứa nhỏ nhất. Nào là đi công viên đại dương, đi du lịch Nhật Bản, đi tắm suối nước nóng… Bên cạnh còn chú thích mẹ là một kẻ nói dối. Lời nói của mẹ không đáng tin”.

Bà mẹ nghe xong, mặt đờ đẫn.

Quên chuyện hứa hẹn với cha mẹ là chuyện nhỏ song đối với con cái lại là chuyện lớn.

Từ đó, bà mẹ kia không dám tùy tiện hứa hẹn đối với con. Không thực hiện lời hứa rất dễ, thực hiện lời hứa mới khó.

Cần khuyến khích trẻ nói thật khi phạm lỗi. Bố mẹ không nên trừng phạt con cái khi mắc lỗi, nếu trẻ nói thật. Nếu trẻ nói thật mà vẫn bị trừng phạt thì chúng sẽ nói dối, bởi nói thật cùng vẫn bị trừng phạt.

Có hai vợ chồng khá đẹp đôi, chồng đạo diễn, vợ chú doanh nghiệp. Một hôm, người vợ mua cho chồng một bộ complê đuôi én mới hơn 10 triệu đồng, để đi dự buổi tiệc trao giải “Bông sen vàng”. Người chồng vốn xuể xoà không quen ăn mặc sang trọng nể vợ, miễn cưỡng khoác lên người.

Khi ông đạo diễn về nhà, người vợ đang cùng nói chuyện với mấy người khách. Nhìn thấy bộ complê đuôi én đắt tiền lấm đầy bùn, ống quần bị thủng, người vợ bỗng nổi cơn điên hét: “Đồ phá hoại, ông đã làm hỏng bộ complê đắt tiền rồi”.

Rõ ràng người vợ nổi giận vì chồng làm rách bộ complê nhiều tiền. Ông đạo diễn dí dỏm nói: “Không ngờ bà coi trọng bộ complê đuôi én này hơn tính mạng của tôi!”

Nói xong ông bỏ đi.

Người vợ đờ ra, không ngờ chồng mình lại nói như vậy. Sau này bà ta mới biết, người chồng vừa bị tai nạn giao thông. Bà hối hận thì đã muộn. Người chồng đã ra đi không quay lại.

Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, người vợ cuối cùng đã gặp được chồng. Hiện nay, họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, song từ ngày đó người vợ không dám nói to trước mặt chồng nữa. Cô ta đã học được một bài học: Cô không lấy bộ complê đuôi tôm mà lấy một người chồng có học.

Chúng ta những người làm cha mẹ thường lo lắng cho con cái. Nếu các bạn phát hiện đứa con không được những cái mà chúng ta cho, chúng sẽ tìm mọi cách moi tiền của bố mẹ để chi tiêu hoang phí. Đó là những đứa trẻ cổ nhân gọi là  “phá gia chi tử”. Những gì bố mẹ cho, nó sẽ phá hết. Chỉ những cái nó tự làm ra mới có thể còn giữ được. Bạn không cần phải áy náy gì, bởi bạn đã làm tròn trách nhiệm với khả năng của mình. Bạn cũng đừng hi vọng nó thay đổi. Đứa con này đang u mê. Bạn tìm cách thuyết phục khuyên nhủ đều không có tác dụng.

Gia Đình hãy cùng nhau tin tưởng

Có một người cha cá độ bóng đá thua 3 triệu đồng. Đứa con trai nói: “Ba, không được dùng tiền của con chơi cá cược bóng đá nữa”.

Người cha nói: “Tao chơi tiền của mày ư?”

Đứa con trai trả lời: “Ba chết, không phải tất cả số tiền tiết kiệm là của con ư? Hôm nay ba thua 3 triệu, không phải tiền tiết kiệm của con đã mất 3 triệu đồng hay không?”

Đây là một sự thật. Thật là một sự thật buồn. Quan hệ cha con như vậy, tuy đáng buôn nhưng vẫn còn hy vọng. Thực tế, nhiều người vẫn nói với nhau, gia tài này của cha mẹ sau này sẽ thuộc về con cái chứ còn ai khác. Chúng tôi không khuyên bạn vứt bỏ tất cả. Chúng tôi cũng không cho rằng hôn nhân của bạn là sai lắm. Đây chẳng qua là một cá nhân do hoàn cảnh tạo ra: ngu đần đến mức độ u mê.

Một nhà đại doanh nghiệp Hồng Kông sau khi qua đời để lại cho con trai hàng chục tỷ đồng Hồng Kông, nhưng không ai tin rằng ông ta chỉ ở ngôi nhà rộng 100 mét vuông, cả đời không đánh bạc, không hút thuốc, không chơi gái, không làm việc thiện. Nhà doanh nghiệp này chỉ say mê đầu tư, kiếm tiền, đếm tiền.

Có người nói: “Nhà doanh nghiệp này quá khổ”. Có người lại nói: “Ông ta làm công suốt đời cho con cái nhưng không có lương”.

Quả nhiên toàn bộ số tiên nhà doanh nghiệp cả đời tích cóp đã biến mất trong một thời gian ngắn. Đứa con của ông ta là kẻ phá gia chi tử. Đến khi khánh kiệt, nó vẫn trách ông để lại số tiền quá ít.

Thập kỷ 60, 70 thế kỷ XX, các nhà đại doanh nghiệp Hongkong đều áp dụng thử thách nghiêm ngặt để đối phó với con cái. Đến thập niên 80, 90 rất nhiều xí nghiệp, công ty Hongkong đều có những “công tử con nhà giàu”, nhưng đã từng bị cha mẹ “đối phó tàn nhẫn”. Họ đã bị đưa xuống làm viên chức thấp nhất, đi học ở nước ngoài với sự giám sát chặt chẽ việc chi tiêu, sinh hoạt.

Có người nói: “Cha tôi đối với người phục vụ rất tốt song đối với chúng tôi rất đữ”. Bà mẹ giải thích: “Đối với con cái rất dữ, bởi trách nhiệm sau này của con cái rất lớn”.

Thế hệ trước tiết kiệm, chăm chỉ, nghiêm túc, tích cực năng động bao nhiêu, phần lớn thế hệ sau hoang phí, lười nhác, phá phách, tiêu cực, thụ động bấy nhiêu. Phải chăng thế hệ sau “mệt mỏi”? Chúng ta có nhiệm vụ không để “thảm kịch” xảy ra.

Tuổi tác, hoàn cảnh xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tư tưởng, tính cách, tâm lý đã tạo ra sự khác biệt, sự ngăn cách giữa bố mẹ và con cái. Nghĩa vụ của cha mẹ là hướng dẫn, chỉ bảo con cái có nhận thức đúng đắn, sống có trách nhiệm, có ích cho gia đình, xã hội. Nếu con cái của bạn khôn ngoan, bạn sẽ vô cùng thảnh thơi, nhưng nếu con cái của bạn chơi bời, lêu lổng, bạn sẽ “mệt mỏi”.