Sách Phong Thủy Chọn Ngày Lành Tháng Tốt

60. Cách Thắp Nhang và Cúng Lễ

Thắp nhang và cúng lễ cũng cần phải phù hợp với thuật số Hà đồ đồng thời kết hợp với âm dương ngũ hành và thiên địa nhân, phù hợp với bình diện âm phần.

  1. Có 4 cách cầu

Tụng: Đọc thành lời phát ra âm, thuộc hành Mộc (M)

Niệm: Lẩm nhẩm trong miệng, thuộc hành Kim (K)

Trì: Nhẩm trong đầu, thuộc hành Thủy (T).

Chú: Vừa nhẩm nghĩ vừa nín thở, thuộc hành Hỏa (H)

Người cùng với thuộc hành Thổ (O).

Lễ bái là phương pháp gây sự cộng hưởng sóng từ, là sự giao thoa giữa quỹ đạo sóng minh triết của vũ trụ với sóng hào quang của con người.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Đá Thạch anh vụn để vào lư hương

Sóng vũ trụ là sóng dương.

Sóng con người là sóng âm.

Nếu khi cúng tế con người nhận được sóng (–) (sóng của các bậc Minh triết) nó làm cho hào quang con người được tỏa sáng, nhằm tẩy rửa các tạp uế trên hào quang cơ thể con người, nó giải tỏa sự tham sân si Hậu thiên. Nó tăng cường các tham sân si Tiên thiên, làm tiết giảm tham sân si cá nhân tăng cường tham sân si cộng đồng.

Khi cơ thể người thầy cúng nhận được sóng (–), người đó tiếp xúc với những người xung quanh hào quang của họ sẽ tỏa mạnh và có thể giải tỏa được hào quang xấu của người khác

  1. Lựa chọn cách cầu khấn

Dựa vào hành của thời gian năm, tháng, ngày, giờ để lựa chọn.

* Năm là trời thuộc hành Kim (K) là Tỵ Dậu Sửu, cục của tam hội

* Tháng là đất (địa) thuộc hành Thủy (T) là Thân Tí Thìn, cục của tam hợp

* Ngày thuộc hành Hỏa (H) Dần Ngọ Tuất

* Giờ thuộc hành Mộc (M) Hợi Mão Mùi

Khi ta trì chú là sự tác động của Hậu thiên với Tiên thiên. Ta chọn tam hợp là cục Thổ (Đất thăng thì trời sẽ giáng).

Ví dụ ta cúng vào giờ Thìn:

  • Nếu là con trai ta lấy tam hợp cục là (+) là Thân Tí Thìn thuộc Thủy (T) ta chọn một trong bốn cách khấn thì (TRÌ) thuộc hành Thủy (T) như vậy khi hành lễ tạ TRÌ là cầu khấn đúng cục, đạt Đế vượng.
  • Nếu là con gái thì lấy tam hợp cục (-) Tỵ Dậu Sửu Kim cục (K) như vậy khi hành lễ ta chọn cách NIỆM là cách cầu khấn đúng cục (K) đạt Đế vượng.
  • Khi hành lễ hộ thì phải lấy cục theo thân chủ.

Chú ý: Lựa chọn cục để hành lễ phải tùy theo yêu cầu của sự việc cần giải quyết mà lựa chọn theo năm, tháng, ngày, giờ.

  • Khi ta chọn cục giờ (M) là để cầu xin công danh, công việc, đi lại.
  • Khi ta chọn cục ngày: (H) là để cầu xin tình cảm, sức khỏe, học hành.

* Khi chọn cục tháng: (T) là cầu xin giải tật ách, tai qua nạn khỏi.

* Khi ta chọn cục năm: (K) là để cầu tài hưởng lộc.

  1. Thắp nhang và vái

Thắp nhang và vái cũng phải theo thuật số Hà đồ để tính số lượng nhang thắp và số lần vái lễ.

Trong Hà đồ số lẻ là số sinh, số chẵn là số thành, thiên sinh, địa thành. Vậy số lượng nhang thắp theo số sinh, vái lễ lấy theo số thành. Còn phải tùy theo nhu cầu khi cầu khấn thuộc ngũ hành là: Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ (K-T-M-H-O).

Khi cầu công danh, công việc, đi lại, đi xa, tâm hồn sáng sủa thì dùng hành (T) thắp 1 nén nhang vái 6 vái.

Khi cầu về quan hệ nhân hòa, xã hội, tình cảm, học hành, tâm thần sáng xuất thì dùng hành (M) nghĩa là thắp 3 nén nhang vái 8 vái.

Khi cầu chung chung, mọi việc bình yên, tất cả bình thường tốt đẹp, mồ yên mả đẹp thì dùng hành (K) nghĩa là thắp 7 nén nhang với 2 vái.

Khi cầu giải tật ách, bệnh tật thì dùng hành (H) nghĩa là thắp 3 nén nhang vái 4 vái.

Khi cầu hưởng thụ tài lộc thì dùng hành (O) nghĩa là thắp 5 nén nhang vái 10 vái.

* Trước khi cũng phải rửa tay, rửa mặt, súc miệng, ly chén phải tráng rửa sạch biểu hiện lòng thành kính với thần linh, mới có tác dụng (không làm đại khái chiếu lệ mất linh, không tin thì không cúng).

  1. Hóa vàng mã Người âm ở thể khí không thể nhận phần hình nguyên vẹn được phải hóa thành khí. Như vậy khi hóa phải thắp nhang và trì chú theo cục người âm mới nhận được

Ví dụ: người chết năm 2.000 là năm Thân (Thân Tí Thìn) thuộc Thủy cục vậy thắp 1 nén nhang vái 6 cái đồng thời phải (TRÌ) thực hiện đủ thiên địa nhân.

  1. Bàn thờ

Khi đứng trước bàn thờ lưng quay vào, mặt quay ra phía trước bàn thờ. Bên tay trái là Thanh long, bên phải là Bạch hổ. Trong gia đình thường thờ các vị sau:

* Phật: (Phật Chúa) đại diện cho từ bi hỷ xả, bác ái(đặt giữa)

* Tiên, thánh, thần linh: Thuộc cơ quan lập pháp, hành pháp (bến Bạch hổ) Gia tiên, tứ linh: Gồm nội ngoại, bà cô, ông mãnh (bên Thanh long).

* Ông táo thần tài thổ địa (thờ riêng)

Nếu nhà có thờ thánh thì thời điện riêng không thờ với cơ quan hành pháp, lập pháp, gia tiên và Phật tổ. Tổng số bát nhang là số lẻ không thờ số chẵn