Kiến thức

Tết Âm Lịch bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa như thế nào?

Tết âm lịch hay đôi khi chúng ta thường gọi là tết Nguyên Đán, luôn mang một ý nghĩ nào đó vô cùng to lớn, đây cũng là khoảng thời gian mà mọi người quây quần cùng với gia đình, dù là đi làm xa mãi đâu, thì một năm một lần cũng vào ngày này đều cố gắng sắp xếp cho có thời gian để về nhà, về với nơi mình sinh ra, nơi có cha mẹ ông bà anh chị để về.

Tết âm lịch là một lễ được coi là lớn nhất trong một năm, và mang tính truyền thống từ rất lâu đời của nước ta, đây được xem là nơi chuyển giao từ năm cũ sang một năm mới, và cũng là thời gian tính theo khoa học là sự chuyển giao của đất và trời, cũng như là mọi sinh vật trên trái đất này.

Trong những ngày tết này luôn mang đến cho mỗi người một cảm xúc nào đó vô cùng đặc biệt, và mang một ý nghĩa tinh hoa thắm đượm và sâu sắc, giống như đại diện cho sống, ước mơ của con người đối với mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Và khoảng thời gian khiến cho mọi người có thể xích lại gần nhau hơn, nối kết tất cả những tâm hồn lại với nhau, từ dòng họ, làng xóm,dân tộc hướng về một mục đích, một thời khắc thiêng liêng xét về mặt tâm hồn.

Với nhiều tên gọi khác nhau như tết âm lịch, tết ta, tết cả, tết cổ truyển, tết nguyên đán, hoặc là tết năm mới, và dễ hiểu nhất đó là tết, dịp quan trọng nhất trong một năm cũng như quan trọng đối với một dân tộc, một quốc gia mang một nét văn khác riêng biệt.

Tìm hiểu sâu hơn về tết nguyên đán, tết được hiểu là chữ tiết, chữ nguyên được hiểu là một bắt đầu hoàn toàn mới giống như là sơ khai mới bắt đầu, chữ đán có nghĩa sớm, rất sớm. Tổng kết các ý nghĩa riêng biệt thì tết nguyên đán có ý nghĩa là một thời điểm giao mùa bắt đầu cho một năm mới. Và có thể được diễn đạt là ngày xuân, tức là tết rơi vào mùa xuân lúc mà sinh vật bắt đầu một cuộc sống mới, cây cối nảy lộc.

Nếu hiểu là tết âm lịch thì có nghĩa là người ta tính theo âm lịch được hiểu là một vòng hoạt động của mặt trăng, do vậy nếu xét về thời gian thì tết âm lịch luôn được đón sau tết dương lịch. Và âm lịch thì còn có năm nhuận, tức là cứ ba năm sẽ có một năm nhuận, và người ta tính được rằng tết âm lịch sẽ nằm trong khoảng từ 21/1 cho tới ngày 19/2 theo dương lịch. Khoảng thời gian tết được tính là tám ngày cuối năm cũ và 7 ngày của đầu năm mới, tức là vào ngày 23 tháng 12 cho đến ngày 7 tháng 1.

Theo như nhiều nhà nghiên cứu thì gốc gác của tết âm lịch đang còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nó, nhưng chung quy lại thì mọi người đều cho rằng chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân nước ta tiếp nhận trong khoảng thời gian bị đô hộ trước đó. Và có ý kiến thì lại cho rằng nước ta có sự tích bánh trưng bánh dày thì ăn tết vào thời của vua Hùng, mà thời điểm này thì nằm trong thời gian trước của thời kỳ bắc thuộc. Chính dựa vào dấu tích này mà nước ta đã ăn tết từ rất lâu rồi, trước khoảng thời gian mà sách Khổng Tử được ghi chép lại rằng: tôi chẳng biết tết là như thế nào, nhưng có thể đó là một ngày hội rất là lớn của người Man, ngày này họ nhảy múa, ăn uống, chơi bời, ca hát, vui mừng vì bước sang một vụ mùa mới, tất cả mọi người đều tham gia từ vua chúa, quan lại và dân thường. Nếu nhìn theo cái tổng quát thì tết của nước ta và Trung Quốc có gì đó chung nhưng cũng sẽ mang điều riêng biệt.

Nguồn gốc của tết âm lịch của nước ta thì bạn đã biết vậy tết sẽ mang ý nghĩ gì mà được xem là ngày lễ lớn của dân tốc. Đây là thời gian đại diện cho sự chuyển giao của trời đất cũng như là con người về mặt tâm thức. Nếu đây là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên thì đây là cách mà chúng ta nhớ đến những vị thần có mối qua hệ với các mùa, tới trời, tới đất, sấm, chớp, mặt trời, mặt trăng của những người nông dân gắn liền với cây cối. Đây là thứ có thể nuôi sống chính con người chúng ta, đó là lúa là gia súc là gia cầm.

Đối với nước ta vào trong khoảng những ngày này, tức là những ngày tết, không kể là bạn đang làm công việc gì, và cũng không cần biết bạn đang sống ở đâu, thì trong lòng mỗi người đều trối dậy niềm khao khát được trở về nơi mình được sinh ra, nơi của người thân, nơi quê hương, trở về với gia đình ấm áp của mình chỉ trong vài ngày thôi, trở về nơi bàn thờ của tổ tiên, những ngôi nhà xưa cũ, có thể còn đọng lại những giếng nước, những mảnh đất, toàn những nơi mà một thời thơ bé mình đã từng trải qua. Cụm từ về quê ăn tết hầu như năm nào chúng ta cũng đều được nghe, đây không phải là thể hiện cho việc bạn đi hay bạn về, mà đây được coi là cách nhắc nhớ cho bạn về cội nguồn của chính mình, nơi mà biết bao nhiều ký ức tự nhiên xuất hiện.

Người dân nước ta ai cũng suy nghĩ rằng, những ngày đầu tết là lúc sum họp, đoàn tụ mọi người trong gia đình lại với nhau, từ ông ba – cha mẹ – anh chị em – con cháu, không chỉ thế mà còn là gắn kết của tình hàng xóm láng giềng, tụ họp lại thành một tinh thần của cả dân tộc, chứa đựng tình thân, tình bạn bè, thầy trò, xóm làng, mai mối, thông gia, cặp đôi,….

Không chỉ có ý nghĩa đối với người còn sống, mà còn đối với những người đã khuất, trong những bữa cơm vào ngày tết luôn nhắc nhở người còn sống nhớ đến người đã khuất, thông qua việc mỗi gia đình cúng ông bà cha mẹ đã khuất, tức là tổ tiên trong mỗi gia đình, những người này cũng sẽ được dọn một mâm cơm để cùng về đón tết với con cháu. Trong mỗi gia đình chắc chắn rằng sẽ có một bàn thờ tổ tiên. Vào những ngày tết thì trên bàn thờ này sẽ có mâm hoa quả, bánh mứt, hoa, món ăn đơn giản được bày biện trên đó.

Không chỉ thế mà còn dùng đến hương trầm cùng quyện vào nhau để mang đến một thời khắc linh thiêng giao mùa, giúp cho gia đình càng thêm yêu thương nhau hơn. Và sang một năm mới cuộc sống sẽ có nhiều thay đổi tích cực mới, rồi sau cái tết mọi người sẽ trở lại với những công việc thường ngày, để trong lòng mình những tình cảm gia đình để rời quê hương, rời tổ ấm gia đình mà lao vào với cuộc sống thường ngày cơm áo gạo tiền, với mục đích mong muốn cuộc sống sau này sẽ tốt đẹp hơn vào ngày mai.

Tết là những ngày chuyển từ năm cũ sang một năm mới, mọi người đều sum họp với nhau để ôn lại những điều cũ và vạch định cho mình những điều sắp tới sẽ làm, từ công việc cho tới học hành. Trước khi qua năm mới thì mỗi gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp nhà cửa cho thật sạch sẽ, có thể sơn lại, trang trí, xây lại, lau, chùi, rửa tất cả mọi ngóc ngách trong nhà, rồi bàn thờ, ngoài sân, trên mái, đến chân nến, lư hương, bình hoa, rồi nào là quần áo mới, bánh, mứt đều được mua mới. Trong những công việc này thương cả nhà cùng nhua bắt tay làm chắc chắn đây là dịp thắt chặt hơn về mặt tình cảm, mọi người đều cảm thấy tươi tán, thoải mái. Tất cả mọi điều muộn phiền có thể từ đây được tan biến, mọi toan tính sẽ đều được gác qua một bên. Dù là có không thích nhau đi nữa thì vào những ngày tết này đều trở nên vui vẻ với nhau, để mong rằng sang năm mới thì mối quan hệ sẽ được cải thiện nhiều hơn.

Người dân trên cả nước thì tin rằng tết là ngày vui, tài lộc sẽ tới, những gì chưa làm được trong năm cũ thì sang năm mới sẽ làm được, sẽ gặp nhiều điều may mắn, tinh thần cũng có phần tích cực hơn. Do đó ngày tết âm lịch là ngày của niềm hy vọng, của hạnh phúc, bình an. Tết giống như là sinh nhật của tất cả người dân, cứ tết là bạn sẽ sang một tuổi mới, lớn hơn, thông minh hơn, giỏi dang hơn. Các em bé nhỏ được lì xì học giỏi nghe lời, các cụ già được sức khỏe, công việc thuận lợi. Và tết cũng là ngày để bạn thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.