Kiến thức

Tết Âm Lịch của nước ta được hiểu như thế nào và ý nghĩa mang lại là gì?

Hầu như là nước nào trên thế giới cũng đều có một khoảng thời gian gọi là tết, một trong những ngày lễ hội lớn nhất của một quốc gia. Đối với nước ta thì cũng có ngày tết, ngày này được gọi là tết cổ truyền của đất nước, tết ta, hay tết âm lịch đều đúng cả. Một trong số những nét độc đáo trong nền văn hóa của dân tộc ta, cũng như những dân tộc khác trên thế giới. Đón tết theo lịch âm thì có một vài nước thôi, còn hầu hết là đón tết dương lịch chiếm đa số.

Tết âm lịch hàng năm thì luôn luôn diễn ra muộn hơn so với tết âm lịch, khoảng thời gian diễn ta là khoảng giữa tháng một cho đến giữa tháng hai theo lịch dương, và có độ dài từ năm tới 6 ngày tùy vào năm. Đây sẽ một khoảng thời gian ít ỏi trong năm để mọi người có thể gặp gỡ nhau, những thành viên của gia đình ở một noi xa nào đó làm ăn buôn bán, học tập sẽ có thời gian trở về quê cùng nhau ăn tết, sum họp gia đình.

Tết âm lịch luôn mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với dân tộc ta vì sẽ là dịp để tất cả mọi người sẽ cùng nhau nhìn về nguồn gốc, cụ thể nhất đó là ông bà tổ tiên của chúng ta. Và tết cũng là lúc bạn bắt tay vào một thời điểm mới, làm một điều mới, bỏ qua hết những điều cũ năm cũ, mà chỉ cần quan tâm tới những điều tốt đẹp phía trước. Dù là có không thích nhau đi chẳng nữa thì tết âm lịch sẽ là khoảng thời gian đem đến sự gắn kết tất cả mọi người lại với nhau, tạo ra một năm an khang thịnh vượng.

Theo như sự nghiên cứu từ các nhà khoa học thì tết âm lịch hay còn gọi là tết nguyên đán, được hiểu đó là một thời gian bắt đầu cho một công việc mới và một thời điểm sớm mai.

Vào ngày đầu của tết âm lịch hay còn gọi là ngày của năm mới, người ta thường gọi là ngày mùng một tết, đây sẽ là ngày khởi đầu cho cái tết cổ truyển của dân tộc, một ngày quan trọng của một năm với người dân nước ta. Thời gian trước đó thì tết là một khoảng thời gian dài hơn, nhưng hiện nay do cuộc sống hiện đại mà thời gian này đã được rút ngắn lại đôi chút, thường dài nhất là tới ngày mùng tám theo như lịch âm. Tức là khoảng thời gian mà tất cả các đơn vị như công sở, trường học, cửa hàng, công ty được nghỉ tết.

Tết âm lịch được coi là lúc mà mọi người hầu như để vui chơi, ăn uống, sum họp, nói chuyện sau cả một năm làm việc mệt mỏi, và cũng là lúc để cho những người ở xa có thời gian trở về quê hương của mình để đón tết chung với gia đình, cùng nhau nhìn lại một năm, cùng nhớ về nguồn gốc, cùng nhớ đến tổ tiên, dòng họ.

Tết cho những điều mới mẻ nhất

Người dân ta có một niềm tin rằng vào ngày tết thì tất cả mọi cái đều được làm mới, đổi mới, từ những điều chất chứa trong lòng, cho đến những điều ở bên ngoài, trước ngày đón tết thì cần phải có quá trình dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ và tươm tất, quét dọn nhà cửa sân vườn từ trong ra ngoài, mọi thứ được làm sạch sẽ trở lại, cũng như mọi điều bực tức cũng được gạt bỏ qua một bên. Đây là lúc để gắn lại những điều bất hòa, hiềm khích, là lúc để thể hiện tình cảm yêu thương, để có thời gian đến thăm nhau, chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Đối với những người lớn tuổi thì chúc được sức khỏe, những em bé nhỏ chúc cho được mai lớn và ngoan ngoãn, với người đi làm thì là sự thành công. Bạn cũng có thể bỏ vào bao lì xì một ít tiền gọi là lộc cho năm mới may mắn.

Khoảng thời gian chuẩn bị cũng như sau tết là khá dài, thường vào ngày 23 tháng 12 là bạn đã thấy có không khí tết rồi đấy, và đây cũng là ngày để đưa ông táo trở về trời, đây được xem là một nghi thức mà được hiểu là để cho ông táo về báo cáo với ngọc hoàng về tình hình trong một năm qua của gia chủ. Mọi người sẽ cùng nhau đi mua sắm những dụng cụ cần thiết để thực hiện được nghi thức này. Đây là lúc các gian hàng đang từ đông đủ nhiều hàng hóa thì mọi người sẽ mua sạch, tại các bến xe bạn sẽ thấy được là người chen chúc nhau, không khí trở nên vội vã tấp nập, đông vui hơn bao giờ hết, ai nấy đều cảm thấy nôn nao được về tới nhà và đón tết với gia đình.

Tết là ngày hạnh phúc xum vầy

Còn chợ tết được xem là những phiên chợ diễn ra trước tết thường là vào ngày 25 đến ngày 30 tháng 12, với rất nhiều mặt hàng phục vụ cho ngày tết, và bạn thấy ở nước ta thì sẽ xuất hiện những mặt hàng phổ biến như là lá dong, lá chuối, gạo nếp, đậu xanh để gói bánh trung bánh tét. Rồi gà trống, trái cây, hoa để cho việc cúng kiến tổ tiên. Và tất cả các hàng quan sẽ nghỉ vào ngày tết âm lịch nên chợ sẽ không có, do đó mọi người đều sẽ mua sẵn những đồ ăn dự trữ . Và chợ sẽ bắt đầu làm lại là vào ngày mùng ba tết. Chợ tết được mở ra là để cho mọi người có thể mua những món đồ cần thiết để đón tết, trang hoàng cho nhà cửa, mang đến sự trang trọng đủ đầy cho ngày đầu năm mới, và chợ tết sẽ chấm dứt vào thời khắc giao thừa, đối với những ngày này thì chợ bán rất khuya, có khi là thành chợ đêm để cho mọi người đều có thể mua sắm đầy đủ nhất.

Tết tràn ngập Quà Tặng

Vào ngày tết âm lịch trên cả nước sẽ chuẩn bị món ăn gì đây, thường bạn sẽ thấy là có củ kiệu, những người nội trợ trong nhà sẽ mua chúng về, làm sạch rồi phơi, sau đó là ngâm vào trong lọ để ăn cùng với bánh trưng với cơm vào ngày tết. Ngoài ra người ta còn mua thịt heo, trứng để làm các món mặn mà để được vài ngày như thịt kho đông, thịt kho tàu. Bạn sẽ chẳng thể nào quên được cái mùi vị này.

Vào những ngày tết thì bạn đi đâu cũng thấy toàn là màu đỏ là chủ đạo, đây là màu mang lại sự may mắn, phát tài. Bạn sẽ thấy màu đỏ trên phong lì xì, quần áo, dưa, lịch, hoa, pháo, đèn.