Kiến thức

Huyện Gia Lâm

Đây là huyện thuộc khu vực ngoại thành thủ đô Hà Nội, nằm khá gần với thủ đô theo cửa ngõ hướng đông. Theo hướng đông nam tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên, hướng tây nam tiếp giáp với huyện Thanh Trì, hướng đông tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, hướng tây tiếp giáp với quận Hoàng Mai, hướng tây tiếp giáp với huyện Đông Anh. Với vấn đề phân chia hành chính gồm có hai mươi xã bao gồm: xã Yên Thường – Yên Viên – Bát Tràng – Cổ Bi – Trung Mầu – Văn Đức – Đa Tốn – Đặng Xá – Phù Đổng – Phú Thị – Đông Dư – Dương Hà – Ninh Hiệp – Lệ Chi – Dương Hà – Dương Quang – Dương Xá – Kiêu Kỵ – Kim Lan – Kim Sơn. Và có thêm hai thị trấn là Yên Viên và Trâu Quỳ. Theo sự phân chia này thì tổng quát bạn sẽ thấy hai vùng vì có con sông Đướng chia cắt, được coi là cụm Nam Đuống cùng với cụm Bắc Đuống.

Huyện Gia Lâm được coi là một nơi của những anh tài, và được coi là vùng đất giao của nhiều nền văn hóa khác nhau, cùng với những suy nghĩ yêu nước, thêm nữa là tính cần cù chăm chỉ, tư duy. Chính những yếu tố này đã thể hiện sự tinh thần anh hùng xây dựng nước và giữ nước của người dân nơi đây.

Được xem là khu vực quan trọng nên huyện Gia Lâm được đưa vào vùng đất kinh tế quan trọng của thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của các con đường giao thông chủ chốt đã được xây dựng và cũng đang được nâng cấp rất nhiều. Không chỉ là đường bộ mà về mặt đường thủy cũng khá thuận lợi cho vấn đề thông thương hàng hóa.

Trên vùng đất huyện Gia Lâm này hiện đã xây dựng nhiều khu đô thị cũng như là các trung tâm thương mại, phát huy các làng nghề truyền thống là điều, vừa có thể phát triển ngành buôn bán vừa có thể mang nhiều khách đến đây tham quan và tìm hiểu cùng với việc mang những nền văn hóa này giới thiệu với nhiều nơi khác nữa. Những yếu tố này là nguồn ưu đãi cực kỳ hữu ích để có thể phát triển nhiều mặt như giao thông, thông thương, dịch vụ, thương mại. Có một số làng nghề tại huyện Gia Lâm cần được phát huy như nuôi sữa bò Phù Đổng, sản xuất gốm sứ Bát Tràng, sản xuất rau sạch Văn Đức và Yên Thường, trồng và kinh doanh thuốc bắc Ninh Hiệp, dát bạc đồ gỗ Kiêu Kỵ.

Không chỉ có đất mang tính chất lịch sử mà con người ở đây cũng thế, vì gắn liền với sự phát triển từ trước cho tới hiên nay. Trong việc bảo vệ đất nước thì huyện Gia Lâm là quê hương của Phù Đổng Thiên Vương, cũng như là Chử Đồng Tử, ngoài ra còn một vài tên tuổi nổi danh như Cao Bá Quát, Lý Thường Kiệt, Ngọc Hân công chúa và thêm một vài vị anh hùng khác nữa.

Nhờ vào sự chỉ đạo đúng đắn thì huyện Gia Lâm đang tiến tới trở thành một khu vực nông thôn mới, kết hợp với sự quản lý mạnh mẽ của nhiều công tác xã hội khác được triển khai sẽ mang lại nhiều kết quả có tính tích cực.