Tháp Văn Xương

Tháp Văn Xương bằng đồng

Trong quan niệm dân gian, Tháp Văn Xương thường được đặt trong nhà và cơ quan để cầu thi cử đỗ đạt, thăng quan tiến chức, cách dùng thế nào không phải ai cũng biết.

Đôi nét về Tháp Văn Xương:

Trong lĩnh vực trang trí phong thuỷ thì mô hình phong thuỷ Tháp Văn Xương, có thể được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau với giá trị khác nhau về kinh tế nhưng cùng mang ý nghĩa phong thủy như nhau: Tháp Văn Xương bằng đồng, đá, thạch anh, thủy tinh, pha lê.

Hình tượng Tháp Văn Xương ban đầu là một tòa tháp thật, được xây dựng như một công trình kiến trúc biểu tượng ở các đình, đền, chùa. Sau này, người ta mới dựng mô hình tháp Văn Xương thu nhỏ như một vật phẩm phong thủy để bày trong nhà.

Tháp Văn Xương là ngôi bảo tháp thuộc địa phận phía nam Quảng Tây, Trung Quốc. Tháp gồm 7 tầng với mái hiên bằng gạch chồng lên nhau và thu nhỏ dần theo hướng từ dưới lên. Đỉnh tháp là một khối hình hồ lô. Tháp có hình bát giác. Các sĩ tử thường đến đây để cầu thi cử, đỗ đạt. Người khác thì cầu thăng quan tiến chức, phát triển công danh sự nghiệp.

Xem thêm ảnh Tháp Văn Xương: https://kimtuthap.vn/san-pham/thap-van-xuong/

Tháp Văn Xương đồng được trưng bày trong nhà như biểu tượng của đỗ đạt

Ngoài ra, họ còn có thói quen bày mô hình tháp ở vị trí Văn Xương trong nhà. Bởi theo quan niệm từ xa xưa, chùa tháp tượng trưng cho trí tuệ và pháp lực vô biên của nhà Phật nên tháp bày trong nhà sẽ có tác dụng bảo vệ và đem lại may mắn, thuận lợi trong học hành, thi cử….

Sản phẩm Tháp Văn Xương bằng đồng:

Đây là vật phẩm phong thủy thường được sử dụng cho các sĩ tử trong các kì thi tốt nghiệp, đại học…đồng thời cũng là món quà ý nghĩa to lớn, động viên tinh thần của các bậc phụ huynh dành cho con em của mình.

Tháp Văn Xương bằng đồng được đúc bằng đồng nguyên chất, nguyên khối, đúc tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Từng viên gạch, mái ngói, bậc thang của Tháp được đúc chạm rõ nét, công phu.

Tháp Văn Xương bằng đồng biểu tượng của trí tuệ và học vấn, thi cử, đỗ đạc…sản phẩm được chế tác từ nguyên liệu đồng thau cao cấp, đúc công nghệ chân không cực kỳ tinh xảo theo mẫu chuẩn…sản phẩm có loại 7 tầng và 9 tầng với nhiều loại kích thước khác nhau: 10cm, 15cm, 20cm, 30cm, 60cm….dùng làm quà tặng, quà lưu niệm, trưng bày nơi bàn học, tủ sách, phòng học, thư viện….

Ý nghĩa biểu tượng tháp văn xương:

Tháp Văn Xương có khả năng ngăn ngừa hung khí, tà ma bởi và được sử dụng trong việc loại trừ ma quỷ. Nó cũng rất hữu dụng cho những ai sắp trải qua những kỳ thi cử quan trọng hoặc những người muốn tăng tiến về trí tuệ và công danh.

Tháp Văn Xương giúp tăng cường cát khí trong không gian sinh sống

Tháp Văn Xương có thể được chế tác từ thạch anh, ngọc lục bảo, pha lê hoặc đồng, đá…Trong trường hợp gia đình có con, cháu sắp phải tham dự kỳ thi lớn như tốt nghiệp, đại học…, tốt nhất nên đặt tháp Văn Xương trên bàn học của cháu, đúng huyệt văn xương trong nhà để cầu may mắn.

Sao Văn Xương vốn chủ về phát huy tài học, con đường học vấn. Chúng ta nên chọn vị trí này dùng đặt tủ sách, bàn học, phòng học. Đây chính là nơi dành cho người đang học tập thi cử hoặc các học giả muốn tiến nhanh trên con đường nghiên cứu. Ngược lại, nếu vị trí này chúng ta không biết nên vô tình đặt phòng vệ sinh, bếp đun hoặc đặt các đồ vật không sạch sẽ thì công việc học tập sẽ tốn nhiều công sức nhưng không đạt được thành quả bao nhiêu.

Có thể tìm ra vị trí tốt rồi nhưng không có cách nào thay đổi được các đồ vật tại vị trí đó thì chúng ta có thể dùng Tháp Văn Xương để làm tăng cường cát khí cho vị trí Sao Văn Xương.

Vật phẩm phong thủy tháp Văn Xương bằng đồng được đặt ở trong nhà vì tháp Văn Xương có khả năng ngăn ngừa hung khí, tà ma và được sử dụng để loại trừ ma quỷ.
Trong trường hợp gia đình có con, cháu sắp phải thi cử, tốt nghiệp, thi đại học… thì nên đặt tháp Văn Xương trên bàn học phù với cung mệnh và bát trạch để cầu may.

Xem thêm ảnh Tháp Văn Xương: https://kimtuthap.vn/san-pham/thap-van-xuong/

Tuổi Quý Mão hay Quý Tị hợp với vị trí Tháp Văn Xương để hướng Đông

Cách xác định vị trí Sao Văn Xương theo phong thủy:

– Tuổi: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất. Vị trí Văn Xương ở hướng Đông-Nam.

– Tuổi: Ất Sửu, Ất Mảo, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi. Vị trí Văn Xương ở hướng Nam.

– Tuổi: Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất. Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất. Vị trí Văn Xương ở hướng Tây-Nam.

– Tuổi: Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi. Kỷ Sửu, Kỷ Mảo, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi. Vị trí Văn Xương ở hướng Tây.

– Tuổi: Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất. Vị trí Văn Xương ở hướng Tây-Bắc.

– Tuổi: Tân Sửu, Tân Mảo, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi. Vị trí Văn Xương ở hướng Bắc.

– Tuổi: Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất. Vị trí Văn Xương ở hướng Đông-Bắc

– Tuổi: Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi. Vị trí Văn Xương ở hướng Đông.