Kiến thức

Tại sao tuyết có màu trắng?

Tuyết là một hiện tượng thiên nhiên, tựa hồ như một cơn mưa, có điều, cơn mưa này là cơn mưa của những tinh thể đá nhỏ. Tuyết là những tinh thể trong suốt không màu, thường có hình lục giác hoặc đối xứng. Tuy nhiên, các bông tuyết thường có hình dạng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thời điểm tuyết rơi… Độ ẩm càng cao thì cấu trúc của bông tuyết càng phức tạp, như hình hoa dẹt nhiều nhánh, tuyết hình sợi, tuyết hình sao…

Ngắm tuyết rơi quả thật là một điều tuyệt vời. Tuyết rơi mùa đông tại Trung Quốc hay Hàn Quốc, nhất là tuyết rơi đầu mùa quả thực là một điều hết sức thú vị. Vào mùa tuyết rơi, người lớn thường dẫn nhau đi trượt tuyết, những đứa trẻ sẽ chơi đùa dưới nền tuyết trắng, cùng nhau đắp lên một người tuyết trắng xóa, mập mạp và dễ thương. Quả thực có rất nhiều điều lý thú đến từ hiện tượng thiên nhiên này đúng không?

Nhưng bạn đã có bao giờ thắc mắc, tại sao những bông tuyết lại có màu trắng dù mang nhiều cấu trúc hoặc rơi ở nhiều địa điểm khác nhau chưa? Câu trả lời kỳ thực khá đơn giản. Mà kỳ thực điều này không chỉ gặp ở những bông tuyết, mà còn gặp ở những vật dụng được làm từ thủy tinh trong suốt nữa.

Xem các mẫu Vòng Tay Thạch Anh Trắng:

https://kimtuthap.vn/san-pham/vong-tay-da-thach-anh-trang/

Đá thạch anh trong suốt là vật đem lại năng lượng dồi dào cho không gian nhà ở hay làm việc

Lấy ví dụ từ những vật dụng thủy tinh. Khi người ta làm ra một cái chén bằng thủy tinh trong suốt, nhìn bằng mắt thường thì thấy nó không màu. Nhưng khi cái chén thủy tinh bị vỡ, thì chúng ta lại thấy nó có màu trắng. Hoặc như những khối đá lạnh, nhìn vào thấy khối đá không màu. Nhưng khi người ta đem khối đó đi xay thành bột tuyết, bạn nhìn nó cũng có màu trắng, giống hệt như tuyết rơi tại Trung Quốc hay Hàn Quốc vậy.

Nguyên nhân xảy ra hiện thượng thú vị này thực chất là do ánh sáng, hay nói một cách chính xác hơn thì là sự biến đổi hình thức chiếu rọi của ánh sáng. Khi ánh sáng mặt trời đi xuyên qua một bông tuyết bất kỳ, ánh sáng mặt trời dễ dàng bị tán xạ bởi vô số tinh thể băng và những túi khí bên trong bông tuyết đó. Gần như toàn bộ tia sáng đều bị bật ngược trở lại và dĩ nhiên là nó sẽ đi ra khỏi bông tuyết đó.

Vì thế, bông tuyết sẽ giữ nguyên màu sắc của ánh sáng mặt trời, cũng chính là màu mà mắt thường chúng ta nhìn thấy khi ngắm nhìn những bông tuyết – màu trắng. Và điều này cũng xảy ra tương tự như ở mảnh vỡ thủy tinh hay đá bào tuyết, nguyên nhân đều là do hiện tượng biến đối hình thức chiếu rọi của ánh sáng. Dĩ nhiên là nó diễn ra ở những vật thể trong suốt không màu khác, đều sẽ xảy ra hiện tượng này khi có ánh sáng chiếu vào. Nhưng hiện tượng thú vị này mang đến những sự thú vị, tạo nên những vẻ đẹp tuyệt vời, khiến cho thiên nhiên trở nên đẹp đỡ hơn trong mắt chúng ta.