Tư Vấn

Các ngày lễ lớn trong tháng 7 âm lịch

Hằng năm cứ vào tháng 7 là người dân trong có nước tất bật với việc chuẩn bị cúng ngày lễ lớn. Hầu như tất cả mọi người đều có cùng một suy nghĩ với tôi rằng hai tên gọi lễ Vu Lan và lễ Cúng Cô Hồn là một lễ chỉ là với tên gọi khác nhau mà thôi.

Nói là tháng 7 nhưng bạn cần biết là tháng 7 thuộc âm lịch nhé. Và lễ Vu Lan và Cúng Cô Hồn là hai lễ hoàn toàn khác nhau, một cái là dùng để báo đáp hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên của mình, còn một bên là dùng để xá tội cho vong hồn. Việc bạn nhầm lẫn này hoàn toàn có thể dễ hiểu vì thường được làm trong cùng một tháng, đôi khi là cùng một ngày. Nhưng khi bạn đã đọc được những chia sẻ này thì bạn sẽ hiểu đúng hơn về chúng.

Cúng Cô Hồn: đối với người nước khác cụ thể là Trung Quốc thì gọi chúng là ngày Phóng Diệm Khẩu, nhưng hiện nay thì bạn sẽ quen với cách gọi thông thường này hơn, bạn sẽ làm hành động bố thí của ăn cho những linh hồn không nơi nương tựa đi vật vờ, không người thân nào trên trần gian còn nhớ và cúng bái cho họ nữa.

Để hiểu hơn về điều này thì bạn nên đọc qua một cốt truyện có liên quan tới một người có tên à A Nan Đà, bạn sẽ thường được nghe với tên là A Nan cùng với mối quan hệ với diệm khẩu tức là một con quỷ miệng lửa. Câu truyện này được kể lại rằng vào một ngày trời tối, khi ông A Nan này đang ở trong nhà của mình thì đột nhiên có sự xuất hiện của một con quỷ. Con quỷ này có một hình dáng ốm yếu, gầy gò, phần cổ thì dài ra, còn miệng thì toàn là lửa tiến vào nhà của ông. Khi tới nơi thì con quỷ này nói rằng ba ngày sau đó ông sẽ qua đời và bị đày vào địa ngục, và bị cháy đen thui như con quỷ này vậy đó.

Xem các mẫu Vòng Đá cho tháng Cô Hồn giải trừ xui xẻo:

https://kimtuthap.vn/vong-da-phong-thuy-cho-thang-co-hon/

Lễ cúng cô hồn là lễ xá tội cho các vong liinh đã khuất

Khi mà ông nghe dứt câu nói của quỷ thì ông cảm thấy vô cùng sợ hãi, nên muốn nó giúp đỡ để tránh việc này xảy đến với ông, con quỷ này liên bày cho ông bằng cách chuẩn bị một bàn lễ cúng. Tiếp đến là ông A Nan kể lại điều này cho Phật nghe, Phật liền chỉ cho ông một bài chú để thực hiện trong lễ cúng này.

Đây là câu chuyện để giải thích cho bạn hiểu ngày Cúng Cô Hồn này bắt nguồn từ đâu, ý nghĩa của được hiểu là tha cho những người đã chết đồng thời cho thêm những vật cúng đi kèm.

Lễ Vu Lan: thể hiện được sự hiếu thảo, đây cũng là một trong những điều mà Phật Giáo dạy cho đệ tử của mình, ngày lễ này cũng bắt nguồn từ một cốt truyện có liên quan tới người có tên là Kiền Liên, ông này là một người tu đạo và là một trong số những để tử thân của Phật, có kiến thức vô cùng thông thái xếp vào hàng nhất.

Ông này nghĩ đến mẹ của mình khi đã được chứng quả A La Hán, chính cái nỗi nhớ này mà ông đã dùng thiên nhãn của mình để nhìn thấy mẹ của mình đang bị đầy đạo ở dưới ngã quỷ, đó là nơi mà người ta thường hay gọi là địa ngục A Tì.

Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu cho các đấng sinh thành dưỡng dục

Khi nhìn xuống thì thấy mẹ mình ốm yếu, đói khát nên xót thương mà đem cơm đến cho người, nhưng người mẹ này khi nhận được bát cơm thì sợ bị những con quỷ khác tranh giành nên đã dùng tay che lại mà ăn, một điều ác nghiệt khác đã xảy ra là khi đưa cơm vào trong miệng thì chúng lại biến thành những ngọn lửa thiêu đốt.

Khi thấy được cảnh này thì ông càng thêm đau xót mà muốn tìm cách nào đó để giúp cho mẹ của mình, nên ông đã tìm đến và cầu Phật. Phật nói rằng để làm được điều này thì cần tới những chúng tăng khác cùng hiệp ý xin mới được, vì mẹ ông có phần nghiệp chướng quá lớn, ngoài ra còn cần phải chuẩn bị thêm một số vật phẩm khác nữa.

Nhờ việc làm của Kiền Liên mà mẹ ông đã được đưa về nơi tốt lành hơn không còn phải chịu đọa đày ở ngã quỷ nữa, không những thế mà những vong hồn khác trong đó cũng được giải thoát.

Sau khi đã nghiên cứu sâu một chút thì bạn đã hiểu được Lễ Vu Lan và Cúng Cô Hồn là khác nhau hay chưa. Một ý nghĩa là dùng cầu cho cha mẹ, còn một bên là bố thí cho vong hồn, xét về mặt bản chất thì cả hai lễ đều thể hiện được việc lành phúc đức và hiếu thảo của con người.