Tư Vấn

Một vài truyền thuyết được nhắc tới trong tháng cô hồn

Nếu nói tới tháng cô hồn thì được xác định là tháng bảy âm lịch, nhưng không chỉ có ngày lễ cúng cô hồn hay còn được gọi là xá tội vong nhân, mà bên cạnh đó còn tồn tại những lễ khác cũng rất quan trọng như là ngày báo hiếu và ngày ngưu lang chức nữ.

Nếu tính trong một năm thì rằm tháng bảy được cho là có nhiều ngày lễ lớn nhất, nhưng hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đây là tháng cô hồn mà thôi, là lúc mà cửa địa ngục được mở ra, ngày để mọi người thể hiện được lòng hiếu thảo của phận làm con cái, là một ngày trong năm mà hai người yêu nhau mới được gặp lại nhau một lần.

Với truyền thuyết có liên quan tới hai nhân vật chính Ngưu Lang và Chức Nữ, đã từ rất lâu rồi Ngưu Lang được xem là vị thần chăn trâu, chàng đem lòng yếu thích một người con gái là Chức Nữ là một tiên làm công việc dệt vải. Chính vì tình cảm mà công việc của chàng thường không được hoàn thành và một lần đã để trâu đi ngang qua cung của Ngọc Hư, kể cả là Chức Nữ cũng quên mất công việc của mình. Khi biết tin thì Ngọc Hoàn vô cùng tức giận và chia tách hai người đi hai nơi thuộc hai đầu của sông Ngân. Sau đó khi suy nghĩ lại thì Ngọc Hoàng cũng cảm thấy thương nên ban ơn để một năm hai người này được gặp nhau một lần vào tháng bảy âm lịch ngày mùng bảy, vì thời gian gặp nhau không được bao nhiêu đã phải xa nhau nên cả hai đều không cầm được nước mắt của mình mà rơi xuống nhân gian thành con mưa với tên là mưa ngâu.

Lễ Vu Lan báo hiếu nằm trong rằm lớn tháng bảy âm lịch

Lễ Vu Lan hay lễ báo hiếu cũng nằm trong lễ lớn vào tháng bảy âm lịch, truyền thuyết sẽ nhắc đến một người là Mục Kiền Liên là một vị Bồ Tát, với mong muốn là cứu cho mẹ của mình khỏi cảnh đoạ đày dưới âm phủ, bước ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Không chỉ có ý nghĩ với người sinh ra bạn trong kiếp này mà kể cả là kiếp trước cũng được.

Lúc ông Mục Kiền Liên tu thành công đức thì mẹ ông cũng đã ra đi, chính vì vậy mà ông nhớ tới người mẹ của mình mà muốn xem giờ này bà ra sao bằng cách dùng phép thuật để tìm kiếm, cuối cùng ông thấy bà đang ở chốn ngã quỷ chịu trừng phạt do chính tội lỗi của mình đã gây ra lúc còn sống. Chịu sự trừng phạt bằng cách đói khổ, vì vậy mà ông đã thương xót mà đem cơm xuống dưới cho bà. Vì cuộc sống ở dưới đây của các vong hồn là bị đọa đầy nên khi thấy có thức ăn thì bà lại không muốn những kẻ khác dành lấy nên bà đã giấu bát cơm để không ai thấy, vào đúng lúc bà đưa cơm vào miệng thì cơm biến thành lửa mà không thể ăn được, chính vì tính sân si vẫn đang còn.

Vì quá thương mẹ nên ông nhờ tới sự giúp đỡ của Đức Phật, một con người tư bi nên đã chỉ cách cho ông làm, đó là nhờ vào công đức của các vị tăng đến từ mười phương họp lại mà cầu xin. Thời điểm này rơi vào tháng bảy, đồng thời phải thể hiện lòng thành của mình bằng việc cúng cơm chay giúp cho tăng chúng thoát khỏi quỷ đói, giúp cho chính mẹ của mình.

Lễ cúng xá tội vong nhân bắt nguồn từ một điển tích của Phật giáo

Khi thực hiện đúng những gì Phật mách bảo thì mẹ ông đã được siêu thoát, do vậy mới có sự xuất hiện của lễ Vu lan. Cách người ta thường gài bông hồng lên ngực trong ngày này thì mới xuất hiện trong vài chục năm nay thôi, nhằm đề cao ơn của mẹ và của cha.

Từ đó mà vào rằm tháng bảy âm lịch là người ta tiến hành cũng để cầu siêu cho cha mẹ của mình được siêu thoát, đồng thời còn giúp ích cho những vong hồn khác nữa.

Ngày lễ Cúng Cô Hồn, hay lễ xá tội vong nhân cũng là một, liên quan tới nhân vật tên là A Nan, một đêm nọ thì một ngạ quỷ đã đi nói với ông về cái chết trong vòng ba ngày và khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ. Nếu không muốn như vậy thì ông phải cho ngạ quỷ thức ăn và cúng Tam Bảo mới được. Đồng thời ông đã kể chuyện này cho Phật nên được Đức Phật bày cho một bài chú để cứu những con ngạ quỷ này.

Nguồn gốc thực chất của ngày này là thả quỷ miệng lửa, nhưng dẫn sau này được mở rộng ý nghĩa ra là tha thứ tội lỗi cho tất cả những người đã qua đời sớm được siêu thoát chuyển kiếp.