Mặt Dây Chuyền Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Bộ kinh của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Nếu bạn không có chút kiến thức về Phật Giáo thì sẽ có rất nhiều từ ngữ khiến bạn khó hiểu, nhưng không sao cả, bạn hãy xem đó như là một cái tên riêng, và hãy hiểu ý nghĩa chứa đựng bên trong là được.

Kinh Phật thì rất nhiều, nhưng hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ kinh của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn mang ý nghĩa như thế nào nhé.

Tên đầy đủ của bộ kinh này là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh, hoặc bạn có thể gọi với cái tên vắn tắt như sau Thiên Thủ Thiên Nhãn Đạ Bi Tâm Đà La Ni Kinh.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Thiên Thủ Thiên Nhãn: 

https://kimtuthap.vn/kim-tu-thap-chuyen-cung-cap-mat-day-chuyen-phat-thien-thu-thien-nhan/

Cắt nghĩa thì chữ nguyên dòng chữ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni là một tên riêng hay một biệt danh, tên này là để phân biệt với những bộ kinh khác mà thôi, kinh không được có tên giống nhau. Riêng chữ Kinh là một cái tên chung, có nghĩa là những bài giảng cũng được gọi là kinh.

Thiên Thủ Thiên Nhãn được hiểu là nghìn tay nghìn mắt, hình ảnh này là do sự biến thân của Quan Thế Âm Bồ Tát mà thành, thể hiện cho sự thần thông và trì niệm từ Chú Đại Bi, đối với chúng ta khi muốn thực hiện được Chú Đại Bi sẽ không hề dễ dàng, vì cần phải có thiện căn mới được.

Chữ Thiên Nhãn, tức là ngàn mắt, hiểu theo nghĩa đen thì ví dụ như con người chủ có hai con mắt, nếu chúng đóng lại thì không thấy gì, nhưng bù lại nếu có ngàn mắt thì chúng tay phiên nhau làm việc lúc nào cũng nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Chính vì thế mà Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn có nghìn mắt chỉ là số lượng hữu hình để chúng ta hình dung, nhưng bên trong thể hiện cho việc ngài có thể nhìn thấy được bốn phương tám hướng, rộng khắp trần gian, bất kể là ai đau khổ thì ngài đều thấy được.

Chữ Thiên Thủ, tức là ngàn tay, cũng tương tự như ngàn mắt, nếu có hai tay thì là sao làm hết được nhiều công việc, đổi lại một ngàn tay bạn sẽ làm việc luôn phiên không ngừng nghỉ. Chức năng của ngàn tay này là để cứu người, rộng hơn với Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn cứu chúng sinh.

Chữ Quán tức là theo dõi và quan sát, tức là nhìn vào trần thế, nghe được cả âm thanh. Bồ Tát luôn cứu giúp chúng sinh. Do đó mà Quán Thế Âm Bồ Tát là một người không hề nghỉ ngơi, luôn luôn theo dõi chúng sinh, giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ, nói một cách dân dã thì ngài luôn bận rộn và không có thời gian nghỉ ngơi.

Chữ Bồ Tát là tiếng Phạn, đầy đủ phải là Bồ Đề Tát Đỏa, có nghĩa là một người giác ngộ giữa một nhóm hữu tình.

Chữ Quảng Đại có nghĩa là rộng lớn bao la, biến bộ kinh này thành hoành biến thập phương thụ cùng tam giới, bao trum lên rộng khắp.

Chữ Viên Mãn có nghĩa là ám chỉ sự tròn đầy, không hề tìm thấy một khiếm khuyết nào cả.

Chữ Vô Ngại là không hề bị vướng bận hoặc gặp phải rào cản nào cả.

Cữ Đà La Ni dịch ra là Tổng Trì, tức là gồm tất cả các pháp có công năng khơi nguồn.

Bộ kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh có khả năng sanh thiện, diệt cái ác, cứu cái khổ, ban lại niềm vui.