Mặt Dây Chuyền Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn 42 thủ ấn

Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn là do Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thành, nên chúng ta cũng có thể gọi là Thiên Thủ Quan Âm, đầy đủ hơn là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại, hay Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm, Thiên Thủ Thiên Quang Nhãn Đại Liên Hoa Vương Quán Tự Tại, … Dựa trên từng loại tài liệu sách khác nhau mà sẽ có những cái tên gọi khác nhau về Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Nhưng có một điều chung rằng vì muốn cứu chúng sinh khỏi sự thống khố dưới gian trần, thì Quan Thế Âm Bồ Tát đã hóa thân mình thành Thiên Thủ Thiên Nhãn để cứu vớt, được hiệu là Pháp Môn Công Đức Từ Bi Đồng Thể.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Thiên Thủ Thiên Nhãn: 

https://kimtuthap.vn/kim-tu-thap-chuyen-cung-cap-mat-day-chuyen-phat-thien-thu-thien-nhan/

Dựa trên tư liệu của Phật Giáo ở Tây Tạng thì nói rằng Quan Thế Âm Bồ Tát muốn giải thoát cho mọi loài khỏi bể khổ và sinh tử luôn hồi, nên ngài đã phát nguyện rằng: cho con cứu được tất cả chúng Hữu Tình, nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành ngàn mảnh.

Ngài đã đi tất cả mọi nơi từ địa ngục – ngạ quỷ – trần gian, đều toàn nhìn thấy sự đau khổ, nên ngài động long thương xót, ngài cứu được chúng sinh này thì chúng sinh khác lại bị rơi vào cảnh khổ, khiến ngài cảm thấy rất buồn, nhưng khi ngài mất hết hy vọng thì thân thể ngài liên nổ tung thành ngàn mảnh. Cũng ngay thời điểm này với sự màu nhiên ngài chở về nguyên hình, có tới 11 cái đầu, ngàn tay, trên mỗi tay là một con mắt.

Hình tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn thập nhất diện Quán Thế Âm Bồ Tát 42 thủ ấn mật tông, được hiểu là bức tượng của Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Có 11 khuôn mặt chia thành năm sắc diện.

Một là ba khuôn mặt chính diện thể hiện cho Đại Từ tứ là tướng hiền lành. Được hiểu là nhìn thấy chúng sinh hiền thiện mà sinh tâm từ, đại từ tức là ban niềm vui.

Thứ hai là ba mặt nằm phía tay bên trái thể hiện cho Đại Bi tức là tướng của sự giận giữ. Có nghĩa là nhìn thấy chúng sinh ác mà sinh tâm bi, đại bi ở đây là sự cứu khổ.

Thứ ba là ba mặt nằm ở hướng bên phải thể hiện cho Tịnh Nghiệp, tức là có tướng ló nanh trắng. Có nghĩa là nhìn thấy kẻ tịnh nghiệp liền phát lời khen hiếm có, sự siêng năng trong Phật đạo.

Thứ bốn là một mặt nằm ở phía sau lưng có tướng Bạo Đại Tiếu. Tức là nhìn thấy chúng sinh có thiện ác tạp uế mà sinh nụ cười quái dị, sửa cáu cái để theo cái thiện.

Thứ năm là một mặt ở phía trên có tướng Như Lai.

Đối với 42 tay thể hiện cho 42 Tự Mẫu, trong đó sẽ có tay hóa Phật – tay cầm gương báu – tay cầm kinh Bát Nhã – hoa sen tím – ngọc như ý – hoa sen xanh – búa báu  chày độc cổ kim cương – nhành dương liễu – vô úy dữ nguyện – chuông báu – bánh xe kim cương – tràng hạt – chùm bồ đào – xả ma tha – tỳ bát sa ma – phất trần trắng – vòng ngọc – rương báu – hoa sen hồng – sợi dây – nhật tinh ma ni – bàng bài – cây tích trượng – cung điện báu – trí ấn – cây gậy đầu lâu – cây kiếm – cái hồ bình – hoa sen trắng – cây thiết câu – bạt chiết la – từ niệm định – bi niệm tuệ – cây kích sao – cây cung – mũi tên – bình quân trì – đám mây ngũ sắc – định – tuệ.