Mặt Dây Chuyền Phật Văn Thù Bồ Tát

Phân biệt Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát

Vì có rất nhiều người bị nhầm lẫn hay có thể là chưa biết đến hai vị Bồ Tát là Phổ Hiền và Văn Thù, hai vị đều giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với Phật Giáo. Nhưng trên thực tế thì đây là vị Bồ Tát hoàn toàn khác nhau về hình tướng cũng như là hạnh nguyện.

Trong kinh Hoa Nghiêm đều nhắc đến hai vị Bồ Tát này, thì Văn Thù Bồ Tát đại diện cho Đại Trí và chân trí cùng với lý trí dung thông, đại diện cho giải, trí tuệ, đứng bên tay trái của Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho Đại Hạnh và chân lý, đại diện cho Tam Muội, tấm lòng từ bi, đứng phía tay bên phải của Đức Phật Thích Ca.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Văn Thù Bồ Tát: 

https://kimtuthap.vn/kim-tu-thap-chuyen-cung-cap-mat-day-chuyen-van-thu-bo-tat-mat-phat-ban-menh-cho-nguoi-tuoi-mao/

Phổ Hiền Bồ Tát:

Tên của ngài được dịch âm là Tam Mạn Đà bạt Đà La hay là Tam Mạn Đà Bạt Đà, Phổ tức là ở khắp mọi nơi, Hiền tức là đẳng giác Bồ Tát. Do đó Phổ Hiền là một vị Bồ Tát Đẳng Giác với khả năng hiện thân ra tất cả mọi pháp giới và đáp ứng mong muốn của chúng sinh, ngài chiếm một vai trò quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa.

Phổ Hiền Bồ Tát thường ngồi trên voi tráng sáu ngà, hình ảnh thể hiện cho lục độ là Bố thí – Trí giới – Tinh tấn – Nhẫn nhục – Thiền định – Trí tuệ, mục đích là để cứu độ được chúng sinh đang nằm trong bể khổ, dù cho có rộng đến mức độ nào thì ngài vẫn không hề quản nhọc mà vẫn thực hiện điều mình cần là cứu vớt chúng sinh, từ kiếp này cho tới kiếp khác, kiên nhẫn đi qua mọi sóng gió.

Tùy khí của Phổ Hiền Bồ Tát là viên bảo châu phía tay trái và hoa sen phía tay phải, ngài cũng là một trong sáu vị hộ pháp bảo vệ cho kinh Bát Nhã, với trang phục đầy châu báu ngọc ngà.

Trong Phật Giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa đều coi hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát là căn bản để tu tập, thấy ngài như là tìm được chân lý, thoát khỏi ảo vọng, hãy dùng chính trí tuệ của mình để giác ngộ như Đức Phật.

Văn Thù Bồ Tát:

Tên của ngài dịch ra là Diệu Đức – Diệu Cát Tường – Diệu Âm, tức là mọi đức đều đầy đủ. Thể hiện cho trí tuệ, là người có dáng vẻ trẻ, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen, tay phải đưa lên khỏi đầu bằng một lưỡi gươm có lửa, với ý nghĩa là chặt đứt mọi trói buộc của phiền não. Tay bên trái cầm kinh Bát Nhã với tư thế ôm ngay trái tim, thể hiện cho sự tỉnh thức, khoác trên người áo giáp nhẫn nhục.

Văn Thù Bồ Tát ngồi trên con sư tử màu xanh lụ, thể hiện cho quyền lực trí tuệ, để chuyển hóa mọi phiền não và ý niệm chấp ngã về vô lậu và chúng chân thật tính.

Việc thờ phụng Văn Thù Bồ Tát là để có được trí tuệ, thức tỉnh vượt qua bể khổ thâm sâu của cuộc đời.