Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm

Tìm hiểu về Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát theo như tiếng Phạn là Avalokitesvara, dịch nghĩa ra là Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian, có nghĩa là một vị Bồ Tát với hiện thân của sự từ bi cho tất cả mọi chư Phật.

Theo chiều dài của lịch sử thì Quan Thế Âm được hình tượng khác nhau đôi chút, có thể mang hình dáng của một người nam, nhưng cũng có khi hình dáng lại là một người nữ, nhưng dù với hình dáng ra sao thì ngài vẫn là một trong số những vị Bồ Tát rất được tôn kính và thờ phụng trong Phật Giáo Đại Thừa, kể cả là trong Phật Giáo thời kỳ đầu.

Về tên gọi của Quan Thế Âm có thể hiểu là sự suy xét – quán chiếu – lắng nghe tất cả mọi âm thành của thế gian, xuất phát từ hạnh nguyện lòng tư bi hỷ sả, cứu khổ cứu nạn, khi thấy bất kỳ chúng sinh nào rơi vào khổ nạn hoặc đang rất nguy nan thì ngài liền tới nghe được âm thanh ấy mà đến giải thoát cho họ.

Dựa trên tài liệu là Bát Nhã Kinh thì Quan Thế Âm này lại có một cái tên khác là Quán Tự Tại, đó là một pháp môn, quán chiếu vào chính mình, thấy được mọi thứ đều chỉ là giả tạm, từ đó giác ngộ ra và vượt qua được mọi khổ nạn ấy.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm: 

https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-ba-me-quan-am-bo-tat/

Theo như kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni thì Đức Phật Thích Ca có chỉ dạy cho A Nan rằng tỏng vô lượng kiếp trước thì Quan Thế Âm đã là Phật, với hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, – Ứng Cúng – Chánh Biến Trị – Minh Hạnh Túc – Thiện Thệ – Thế Gian Giải – Vô Thượng Sỹ – Điều Ngự Thượng Phu – Thiên Nhân Sư – Phật – Thế Tôn bởi sự từ bi mà khởi hàng Bồ Tát, mang lại niềm vui cho chúng sinh, chính vì vậy khi ngài hiện thân mới lấy tên Quan Thế Âm.

Theo như kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Quan Thế Âm có tới 32 ứng hóa hiện thân, trong đó có thể là thân Phật – Bích Chi – Thanh Văn – Phạm Vương – Đế THích – Đại Tự Tạu Thiên – Đại Tự Tại – Cư Sỹ – Tể Quan – Bà La Môn – Tỳ Kheo – Đồng Nữ – ….

Tiếp thêm sau đó lại có thêm 33 ứng hóa nữa như Dưỡng Liễu Quán Âm –  Long Đầu Quán Âm – Bạch Y Quán Âm – …

Quan Thế Âm là một đắc lực của Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, mang tấm lòng tư bi, do đó mà danh hiệu của ngài cần đi kèm với từ Đại Bi.

Trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ chẳng hạn thì người ta thấy Quan Thế Âm có nhiều dạng khác nhau, khác về số đầu – số tay – số đặc tính, có thể là ngàn mắt ngàn tay, hoặc là 11 đầu, có lúc lại có tượng Phật A Di Đà trên đầu, trên tay cầm hoa sen hồng, nên mới có tên khác là Liên Hoa Thủ hoặc là cầm cành dương liễu, một bình cam lộ.

Một số khác lại thể hiện Quan Thế Âm dưới hình dạng Sư Tử Hồng Quán Tự Tại, dược sỹ cứu độ những người mắc bệnh phong cùi, hai viên bảo vật trên vai, đao trừ tà.