Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm

Những bản thể của Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát là đại diện cho sự Từ Bi, ngài đưa lời nguyện này đến với tất cả chúng sinh khi gặp phải đau khổ, cũng chính vì điều này mà mới giúp chúng ta được giải thoát và có được trí tuệ.

Ngài không phải là một vị Bồ Tát thông thường, chưa thành Phật, lúc xưa ngài đã là Phật có hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, hiện thân Bồ Tát đảm nhiện công việc cứu khổ và mang lại niềm vui cho chúng sinh, Phật thì đã được giác ngộ nhưng chúng sinh thì vẫn còn trong mê.

Sự hiện diện của Đức Quan Âm theo tướng Đại Bồ Tát với mục đích cứu giúp cho tất cả mọi chúng sinh thường được xác định thông qua 33 bản thể của ngài. Nhưng trong đó có một số bản thể không được công nhận nhưng được đưa vào việc được lưu trong nhân gian.

Bản thể Sái Thủy Quan Âm: có tay phải cầm sái trượng hay cành dương liễu, tay trái cầm bình nước cam lộ, với bản thể này có nhiều người cho rằng, nếu như có ai bị nước cuốn thì nên xưng danh này để được đi đến nơi cạn.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm: 

https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-ba-me-quan-am-bo-tat/

Bản thể Trì Liên Quan Âm: ngồi trên chiếc lá của hoa sen, tay cầm cành hoa sen, thể hiện cho hóa thân đồng nam đồng nữ.

Bất Nhị Quan Âm: hai tay bắt xéo nhau, đứng lên lá sen trên mặt nước, hóa thân Thần Chấp Kim Cương thủ hộ của Đức Phật.

Nhất Như Quán Âm: ngồi trên đài sen trên mây, thế giáng phục lôi điện.

Hợp Chưởng Quan Âm: ngài có tư thế đứng trên đài sen, tau chắp phía trước ngực, hai lòng bàn tay tạo khoảng rỗng, là hóa thân Bà La Môn.

Mã Lang Phụ Quan Âm: tay phải cầm quyển kinh Pháp Hoa, tay trái cầm cái đầu lâu có hình người phụ nữ, là hóa thân Phụ nữ của Bồ Tát Quan Âm.

Phổ Bi Quan Âm: tay cầm Pháp Y rũ xuống, đứng trên một ngọn núi cao, thương xót phổ độ chúng sinh.

Lục Thời Quan Âm: cầm cái rương kinh Phạn chứa Lục Tự Chương Cú Đà La Ni, hóa thân cư sĩ.

Cáp Lợi Quan Âm: ngồi trên con sò, rất phổ biến với những người ngư dân cầu bình an.

Đa la Tôn Quan Âm: toàn cơ thế đứng thẳng và cưỡi trên mây.

Lưu Ly Quan Âm: đứng trên một cánh của hoa sen nổi trên mặt nước, hai tay cầm bình Lưu Ly.

Diệp Y Quan Âm: ngồi trên một hòn đá, thể hiện hóa thân Đế Thích.

A Ma Đề Quan Âm: toàn thân có màu trắng, 4 tay, 3 mắt, cưỡi sư tử trắng, bào quanh là lửa, hướng nhìn về bên trái.

A Nậu Quan Âm: ngồi trên hoàn đá, đầu gối trái đứng thẳng và chéo nhau, hai tay giao nhau, hướng nhìn về biển.

Năng Tinh Quan Âm: đứng trên mỏn núi ở gần biển, tư thế yên tĩnh.

Nham Hộ Quan Âm: tọa trong hang động nham thạch, nhìn về mặt nước, nghiêm trang ngay ngắn.

Chúng Bảo Quan Âm: phía tay phải đặt sát đất, chân phải để thẳng, tay trái đặt lên đầu gối.

Diện Mệnh Quan Âm: ngồi từa vào mỏm núi, tư thế nhàn hạ ngắm cảnh.

Uy Đức Quan Âm: tay trai cầm cành sen, tay phải sát mặt đất, đứng trên món núi nhìn xuống mặt nước.

Thanh Cảnh Quan Âm: ngồi trên sườn dốc gãy, đầu gối phải thẳng, tay trái đặt lên đầu gối, tay trái cầm vào vách núi.

Nhất Diệp Quán Âm: ngồi trên cánh sen trôi trên mặt nước, đầu gối trái hơi co lại, tay trái trên đầu gối, tay phải hướng xuống đỡ thân, nhìn về mặt nước.

Thủy Nguyệt Quan Âm: tư thế đứng trên cánh sen nổi trên mặt biển.

Đức Vương Quan Âm: ngồi trên hoàn đá, tay trái ở phía trên, tay phải cầm lá cành hay cành dương liễu.

Ngư Lam Quan Âm: cưỡi trên con cá, tay cầm giỏ cá.

Thi Lạc Quan Âm: ngồi trên bờ ao, nhìn xuống hoa sen, tay phải đặt lên má từa vào đầu gối.

Long Kiến Quan Âm: dựa vào vách núi gãy, nhìn về tác nước chảy.

Ngọa Liên Quan Âm: ngồi trên tòa sen báu, chắp hai tay.

Bạch Y Quan Âm: khoắc áo màu trắng, kiết già tĩnh tọa trên cỏ của tảng đá, tay kết ấn thiền định.

Du Hý Quan Âm: tư thế tự tại, không trì trệ, không gấp gáp.

Viên Quang Quan Âm: hai tay chắp lại, ngồi trên mỏn núi đá.

Trì Kinh Quan Âm: ngồi trên tảng đá ghồ ghề, tay phải cầm kinh, tay trái để trên đầu gối.

Long Đẩu Quan Âm: đứng thẳng trên may cưỡi con rồng.

Dương Liễu Quan Âm: đứng trên đài sen trên mỏm núi đá, tay phải cầm cành dương liễu, tay trái cầm tịnh bình.