Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm

Truyền thuyết về Phật Quán Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát khi được nhắc tới thì đều được đi kèm với cái tâm đại từ đại bi, ngài thương yêu tất cả mọi loài, yêu không cần điều kiền hay sự phân biệt, cảm nhận được nỗi khổ của chúng sinh, chấp nhận gán vào bản thân của mình mà không hề có sự oán hận, mà ngược lại luôn tha thứ, bao dung và lắng nghe nỗi khổ của chúng sinh.

Chính vì thế mà mặt Phật Quán Thế Âm Bồ Tát luôn thể hiện cho điều tốt lành, từ bi, yêu thương, hướng tâm thiện, mang lại bình an, trừ ta, giải hạn cho người sử dụng.

Có khá nhiều truyền thuyết nhắc tới Quán Thế Âm Bồ Tát, trong đó ngài có thể hiện thân với nhiều bản thể khác nhau nhằm cứu độ cho chúng sinh, đặc biệt là đang gặp nạn về lửa – nước – quỷ – đao kiếm, kể cả là những phụ nữ hiếm muộn cũng cầu xin sự thương xót của ngài. Ngài thường được đi kèm bên cạnh Đức Phật A Di Đà trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cùng với đó là công đức và hạnh nguyện của ngài rất được biểu dương.

Xem thêm các mẫu Mặt Dây Chuyền Phật Bà Quan Âm: 

https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-phat-ba-me-quan-am-bo-tat/

Ngoài ra nếu xét về văn học thì nổi bật với một tác phẩm là Tây Du Ký, hoặc trong một số kinh Phật, đều nói rằng Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát có quyền năng trong các chư Phật.

Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của tinh thần Phật Giáo Đại Thừa giác tha, cứu vớt và giác ngộ cho mọi loài, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây cũng là yếu tố giúp việc tôn kính ngài càng nhiều trong Phật Giáo.

Tại các ngôi chùa khi bước chân vào thì bàn sẽ thấy vị trí chính giữa thường đặt Đức Phật Tổ, một bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và bên còn lại là Đại Thế Chí Bồ Tát, kể cả trong khuôn viên cũng có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Dù là tranh nghệ thuật hay là tượng thì Quán Thế Âm Bồ Tát đều được thể hiện dưới nhiều hình tượng khác nhau, phổ biến nhất thường thấy là:

Vị Quán Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay, hoặc cũng có khi là hình ảnh ngài bế trên tay một trẻ nhỏ, có khi là đồng tử đi theo hầu. Mọi người vẫn nhìn thấy Quán Thế Âm Bồ Tát đi trên mây, cưỡi nước, trên hòn đảo, trên biển cả, cầm hoa sen, cầm bình nước cam lồ, …

Một danh xưng của ngài là Phật Bà Quan Âm, danh xưng này xuất hiện trong một câu chuyện của Phật Giáo, nói rằng ngài đã tu luyện tới cảnh giới chính quả, các giác quan có thể sử dụng chung đều được, có thể hiểu là tai để nghe nhưng cũng có thể thấy, mắt để nhìn nhưng cũng vẫn có thể sử dụng để nghe, lưỡi có thể ngửi thấy mùi, … Dựa vào điều này mới có tên Phật Bà Quan Âm, ngài có thể nghe và nhìn thấy mọi đau khổ, cũng như mọi chấp mê của chúng sinh, từ đó sẵn sàng đưa tay ra cứu giúp họ.