Tỳ Hưu Đá Thạch Anh

Tỳ Hưu là con thứ mấy của Rồng

Tỳ Hưu được xem là linh vật, được chế tác thành các loại trang sức, hoặc là vật trang trí trong nhà, thông thường trước khi sử dụng gia chủ sẽ tiến hành khai quang điểm nhãn cho chúng và đặt tại vị trí và phương hướng thích hợp nhất.

Người xưa thường nói rằng mệnh của mỗi người là do trời định sẵn, muốn thay đổi rất khó, nhưng vẫn có thể cải tiến theo hướng tốt hơn. Cũng như câu nói nếu xoa đầu Tỳ Hưu một cái thì vận trình thịnh vượng, xoa tiếp cái thứ hai thì tài vận cuồn cuộn, xoa cái thứ ba thì bình bộ thanh vân.

Mặc dù biết về linh vật Tỳ Hưu rồi, nhưng nguồn gốc xuất xứ như thế nào bạn có biết hay không, có nhiều ý kiến cho rằng Tỳ Hưu là con của rồng, không biết điều này các nhà chuyên môn đã giải thích như thế nào.

Xem các mẫu Tỳ Hưu Đá Thạch Anh: https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-ty-huu-da-thach-anh/

Một truyền thuyết xưa có nhắc đến điều này, cho rằng Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của loài rồng. Loài Rồng này đã sinh ra chín người con, tất cả đều là thần thú, nhưng tất cả chín người con này lại không giống như loài rồng hoàn toàn. Trong đó cũng có hai truyền thuyết nói về những đứa con của loài rồng này.

Đầu tiên sẽ bao gồm: Tỳ Hưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bí Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn.

Một truyền khác thì lại bao gồm: Bí Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê, Tiêu Đồ.

Riêng truyền thuyết về Tỳ Hưu thì được xem là một con vật linh thiêng, một loài thú hung hãn và mạnh mẽ được đề cập trong sách cổ, theo như trong sách này thì Tỳ Hưu có sự phân biệt về giống đực và giống cái, còn hiện nay thì điều này hoàn toàn không có.

Cũng có một thời gian thì Tỳ Hưu được phân ra thành hai loại, một là Tỳ Hưu 1 sừng, thứ hai là Tỳ Hưu 2 sừng, còn gọi là Tỳ Hưu Thiên Lộc và Tịch Tà. Còn hiện tại bây giờ thì không phân biệt rạch ròi như vậy nữa. Đối với người miền bắc thì vẫn xem Tỳ Hưu là Tịch Tà, nhưng với người miền nam thì lại là Tỳ Hưu.

Cái tên Thiên Lộc thì lại ít được sử dụng hơn, thức ăn của Tỳ Hưu là vàng bạc châu báu, chúng hấp thụ của cải từ bốn phương, ngoài ra theo một số truyền thuyết thì Tỳ Hưu được dùng để đuổi tà khí, mang đến điều may cho gia chủ.

Tỳ Hưu là tên gọi bây giờ, nhưng thời xưa người ta sử dụng để gọi cho loài gấu mèo lớn hoặc là sư tử đá. Dựa vào mỗi câu chuyện thì ý nghĩa của Tỳ Hưu lại khác nhau.

Tỳ Hưu có thể giúp thay đổi vận khí, trấn trạch, hộ mệnh cho gia đình. Nhưng cũng có thể mang lại tài vượng và giữ của. Lại có khi dùng để hóa giải ngũ hoàng sát khí.

Thống kê lại thì Tỳ Hưu có tên gọi khác gồm có bốn tên, một loại thần thú xưa của người Trung Quốc, có đầu rồng, thân con ngựa, chân của Lân, nhìn tương tự như sư tử, lông có màu trắng tro, có cánh biết bay. Tỳ Hưu thể hiện được sự oai phong, miệng rộng, không có hậu môn, nên chỉ ăn vào mà không hề cho ra. Được sử dụng để chiêu tài lộc, tiền bạc. Do đó mà có rất nhiều người sử dụng Tỳ Hưu như một món đồ trang sức.

Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của Long Vương, thức ăn là của cải trần thế, do đó chúng tỏa ra bảo khí một cách tự nhiên. Mang ý nghĩa của sự cát tường nên được Ngọc Hoàng yêu thích. Vào một ngày nọ do ăn quá nhiều mà đi bậy ở Thiên Đình, vì thế Ngọc Hoàng vô cùng tức và cho chúng một cái tát, chính vì thế mà bộ phận hậu môn bị bít lại luôn, từ đó mà châu báu không thể ra ngoài được nữa. Chính từ điều này mà Tỳ Hưu được xem là con vật chiêu tài tiến bảo cát tường.

Loài Tỳ Hưu rất ưa ngủ, nên mỗi ngày đều phải cầm Tỳ Hưu lên xoa vào đầu, tựa như việc bạn gọi chúng dậy, như thế thì tài lộc mới vào.

Theo một số ghi chép thì Tỳ Hưu là một trong năm loài bảo thú, bao gồm Long – Lân – Quy – Phượng – Tỳ Hưu, đều được dùng vào việc chiêu tài. Trong truyền thuyết thì Tỳ Hưu cũng có công hỗ trợ cho Đan Hoàng Nhị Đế thắng trận nên được gọi là Thiên Lộc, tức phúc lộc được trời ban cho.

Tỳ Hưu có tới 26 loại hình dáng, 49 lần hóa thân, miệng rộng, mông lớn, không hậu môn, ăn vào mà không cho ra, hấp thụ của cải ở khắp nơi cho gia chủ, trấn trạch, giữ của trong tay.