Tỳ Hưu Đá Thạch Anh

Bạn đã biết gì về quá trình hình thành cũng như sự tích của Tỳ Hưu

Hiện nay hầu như tất cả mọi gia đình đều thỉnh Tỳ Hưu về bài trí ở trong nhà, hoặc là đeo Tỳ Hưu như một món đồ trang sức mang lại may mắn và tài lộc, hơn nữa còn tránh được tà khí và sinh lợi.

Theo như những gì được biết thì Tỳ Hưu là đứa con út của long vương, có tổng cộng là chín người còn: Tỳ Hưu – Nhai Xế – Trào Phong – Toan Nghê – Bí Hí – Bệ Ngạn – Phụ Hí – Si Vẫn.

Xem các mẫu Tỳ Hưu Đá Thạch Anh: https://kimtuthap.vn/san-pham/mat-day-chuyen-ty-huu-da-thach-anh/

Hình dạng Tỳ Hưu: tập trung đặc điểm của nhiều loài linh thú khác, đầu của Kỳ Lân, có sừng, thân hình của gấu, có cánh, đặc biệt là không có bộ phận hậu môn. Vẻ ngoài nhìn hung giữ, có thể dùng sừng của mình tấn công yêu ma và hút tinh khí của chúng, được gọi là Tịch Tà. Với Tỳ Hưu có hai sừng, nhìn dáng vẻ oai phong, thức ăn là vàng bạc, mông to, ngực to, miệng rộng, được gọi là Thiên Lộc.

Sự tích về Tỳ Hưu: phổ biến nhất là hai sự tích, một là giấc mơ của vua Minh Thái Tổ, hai là về nhân vật tên Hòa Thân.

Sự tích về thời nhà Minh: vào thời điểm vua Minh Thái Tổ lập nghiệp, vì chiến tránh kéo dài nên ngân cố đã cạn kiệt, đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, nhà vua cảm thấy vô cùng lo lắng.

Tại thời điểm lúc bấy giờ, vào một ngày nọ, trong giấc mơ của nhà vua xuất hiện một vật tại vị trí cung tài, một nơi mang ý nghĩa linh thiêng. Con vật này có khuôn mặt như lân, có râu, thân hình to lớn, mông to, đuôi dài, lông đuôi rất nhiều, chúng đã nuốt những thỏi vàng và mang vào điện, đặc biệt là chúng không hề có hậu môn.

Sau khi tỉnh dậy nhà vua liền cho xây một cổng thành lớn ở trục bắc nam, nơi dẫn thẳng vào tử cấm thành, tại vị trí cung tài, đồng thời có điêu khắc hình của con vật này bằng ngọc để ở nơi cao nhất.

Từ đó trở đi ngân khố triều đình ngày càng nhiều lên, mở rộng thêm cả đất đai, ngày càng giàu có và thịnh thế.

Những triều đại đi sau đó vẫn giữ lại hình ảnh của loài vật này, và gọi là Kỳ Hưu thay cho Tỳ Hưu, lúc đó chỉ có trong cung mới được sử dụng, còn kể cả là các quan cũng không được sử dụng.

Sự tích liên quan tới Hòa Thân: hồi đó Hòa Thân nhà rất nghèo khổ, không đủ số tiền nhỏ để mà mua chức quan truyền đời, nhưng sau đó nhờ cha vợ sau này giúp đỡ mà mua được chức quan ấy.

Vào thời Vua Càn Long, Hòa Thân trở thành một người đứng trên vạn người. Có câu nói nổi tiêng rằng: những gì nhà vua có Hòa Thân có, còn những gì Hòa Thân có thì vua chưa chắc có.

Sau này khi Hòa Thân bị giết thì mới kinh ngạc, khi tài sản của Hòa Thân còn nhiều hơn ngân khố triều đình gấp mười lần.

Hòa Thân có hai vật trấn trạch được cất giấu phía bên trong hòn giả sơn trước nhà, bao gồm tượng Tỳ Hưu và chữ Phúc do vua Khàng Hy ban tặng. Trong đó tượng Tỳ Hưu của Hòa Thân còn lớn hơn của nhà vua, được làm bằng Ngọc Phỉ Thủy mang một màu xanh tươi mát.