Bát Quái

Bát Quái là gì

Bạn tin vào phong thủy thì chắc chắn sẽ biết đến cụm từ Bát Quái, tuy nhiên để hiểu và áp dụng được không phải là điều dễ dàng, kiến thức xung quanh Bát Quái khá là nhiều. Tuy nhiên nếu như bạn thực sự yêu thích thì cũng phải là không thể hiểu được.

Theo chữ Hán thì Bát Quái được hiểu là tám biểu tượng, cụ thể đó là tám quẻ, được dùng trong vũ trụ học đạo giáo, đây là những yếu tố thể hiện cho vũ trụ, tạo thành một chuỗi liên kết có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Mỗi một quẻ như vậy sẽ được thể hiện với ba hàng xếp chồng lên nhau, mỗi hàng được thể hiện là vạch rời nếu như là hào âm, hay một vạch liền nếu là hào dương, tức là thể hiện cho âm và dương.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Để hiểu được Bát Quái thì bạn cần phải biết về Thái Cực và Ngũ Hành nữa, vì lẽ tám quẻ ở trên sẽ được thể hiện sự tương tác trong đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, hay còn được gọi với tên khác là Phục Hy và Văn Vương quái.

Người ta sử dụng Bát Quái trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chiêm tinh học – thiên văn học – giải phẫu học – gia đình – đạo lý – phong thủy – …

Tại đất nước Trung Quốc nổi tiếng với bộ sách tên Kinh Dịch cũng có nhắc đến 64 quẻ được hình thành từ các cặp tám quẻ trong Bát Quái lại với nhau, đồng thời cũng có những lời trích dẫn cho từng quẻ một.

Cụ thể tám quẻ trong Bát Quái bao gồm: Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn. Tương ứng với nghĩa là Thiên/Trời – Trạch/Đầm/Hồ – Hỏa/Lửa – Phong/Gió – Thủy/Nước – Sơn/Núi – Địa/ Đất.

Để hình thành nên Bát Quái thì chúng ta có thể thông qua thuyết Âm Dương, với những sự tương tác trong Phục Hy là: vô cực sanh hữu cực, hữu cực thị thái cực, thái cực sanh lưỡng nghi tức âm dương, lưỡng nghi sanh tứ tượng tức thiếu âm – thái âm – thiếu dương – thái dương, tứ tượng diễn bát quái, bát bát lục thập tứ quái.

Ngoài ra nếu như theo Văn Vương thì Bát Quái được hình thành như sau: khi thế giới bắt đầu, đã có trời và đất, trời phối hợp với đất sinh ra tất cả mọi thứ trong thế giới, trời là quẻ Càn, đất là quẻ Khôn, sáu quẻ còn lại là con trai và con gái của họ.

Mối tương quan giữ Bát Quái và ngũ hành được nhiều nhà khoa học phong thủy nghiên cứu và sử dụng. Trong đó hành Kim tương ứng với quái Càn/ trời và quái đoài/ đầm, hành Mộc tương ứng là quái Tốn/gió và chấn/ sấm, hành Thủy tương ứng quái Khảm/ nước, hành Hỏa tương ứng quái Ly/ lửa, hành Thổ tương ứng quái Khôn/ địa và Cấn/ núi.

Giữa Bát Quái trong Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái sẽ có sự khác biệt về mặt ý nghĩa và thứ tự sắp xếp, do đó nếu như ứng dụng trong thực tiễn thì có có những chênh lệch nhất định nào đó.