Bát Quái

Sơn Hướng phong thủy

Phong thủy Bát Quái chứa đựng nhiều kiến thức có liên quan, đặc biệt là về vấn đề nhà ở, không chỉ có tám hướng, mà theo như Hậu Thiên Bát Quái của Văn Vương thì mỗi hướng như vậy sẽ đi liền với một số của Cửu Tinh, 24 Sơn Hướng.

Cửu Tinh: hướng Bắc số 1, hướng Đông Bắc số 8, hướng Đông số 3, hướng Đông Nam số 4, hướng Nam số 9, hướng Tây Nam số 2, hướng Tây số 7, hướng Tây Bắc số 6, đối với số 5 thì nằm ở vị giữa được gọi là trung cung thế nên không có phương hướng.

Những Cửu Tinh này khi được đặt trên Hậu Thiên Bát Quái la bàn thì sẽ có tổng cộng là 360 độ, trong đó mỗi hướng sẽ có 45 độ.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Trước đây thì phong thủy chia la bàn với tám hướng thì đã xem là chính xác lắm rồi. Thế nhưng do xã hội ngày càng phát triển và bộ môn phong thủy cũng có bước phát triển mới qua các thời kỳ, chính vì thế mà 45 độ được cho là một quá lớn, tạo ra những chênh lệch quá nhiều. Từ đó mà chúng ta chia ra trong mỗi hướng như vậy sẽ có ba Sơn đều nhau, mỗi Sơn như vậy là 15 độ. Do đó mới xuất hiện thêm 24 Sơn.

Với sự kết hợp của 12 địa chi, 8 Thiên Can, cùng với 4 quẻ là Càn – Khôn – Cấn – Tốn để đặt tên cho 24 Sơn:

Số 1 hướng Bắc có ba Sơn: Nhâm, Tý, Quý.

Số 8 hướng Đông Bắc có ba Sơn: Sửu, Cấn, Dần.

Số 3 hướng Đông có ba Sơn: Giáp, Mão, Ất.

Số 4 hướng Đông Nam có ba Sơn: Thìn, Tốn, Tỵ.

Số 9 hướng Nam có ba Sơn: Bính, Ngọ, Đinh.

Số 2 hướng Tây Nam có ba Sơn: Mùi, Khôn, Thân.

Số 7 hướng Tây có ba Sơn: Canh, Dậu, Tân.

Số 6 hướng Tây Bắc có ba Sơn: Tuất, Càn, Hợi.

Những Sơn ở trên sẽ được xếp theo hướng từ trái sang phải dựa trên chiều kim đồng hồ. Ví dụ như hướng Bắc có ba Sơn là Nhâm – Tý – Quý, như thế thì Sơn Nhâm chiếm 15 độ bên trái, tiếp đến là Sơn Tý chiếm 15 độ, sau cùng là Sơn Quý chiếm 15 độ. Tương tự với những Sơn khác cũng sẽ nằm theo thứ tự như trên của các hướng.

Cụ thể các Sơn: Sơn Nhâm ở vị trí 345 độ – Sơn Tý ở 360 độ hoặc là 0 độ – Sơn Quý 15 độ – Sơn Sửu 30 độ – Sơn Cấn 45 độ Sơn Dần 60 độ – Sơn Giáp 75 độ Sơn Mão 90 độ – Sơn Ất 105 độ – Sơn Thìn 120 độ Sơn Tốn 135 đô – Sơn Tỵ 150 độ – Sơn Bính 165 độ – Sơn Ngọ 180 độ – Sơn Đinh 195 độ – Sơn Mùi 210 độ – Sơn Khôn 225 độ – Sơn Thân 240 độ – Sơn Canh 255 độ – Sơn Dậu 270 độ – Sơn Tân 285 độ – Sơn Tuất 300 độ – Sơn Càn 315 độ – Sơn Hợi 330 độ.

Tọa độ của 24 hướng trên la bàn: Chính Hướng và Kiêm Hướng.

Trên thực tế thì không phải hướng nhà nào cũng năm đúng độ của Sơn được đặt ra, chính vì thế mà người ta xác định tọa độ trung tâm của mỗi Sơn, tọa độ trung tâm này được hiểu là Chính Hướng.

Nếu như tọa độ không rơi vào trung tâm của một Sơn thì được xác định là Kiêm Hướng. Trong đó có Kiêm Hướng bên phải hoặc Kiêm Hướng bên trái. Nhưng đối với phong thủy thì người ta không gọi Kiêm hướng trái hoặc phải, mà dùng hướng được kiêm để gọi nhập chung vào ngôi nhà luôn.

Ví dụ: chúng ta sẽ lấy Sơn Mùi, thì có tọa độ trung tâm là 210 độ. Do vậy nếu nhà ở có hướng là 215 độ thì nhà này thuộc hướng Mùi, nguyên nhân là Sơn Mùi có khoảng độ từ 202 độ đến 217 độ.

Tuy nhiên nếu kiêm qua bên phải 5 độ, hướng bên phải sẽ là hướng Khôn, thế nên chúng ta sẽ gọi là hướng Mùi kiêm Khôn 5 độ.

Tam Nguyên Long: ngoài 24 Sơn Hướng thì chúng ta còn xác định thêm chúng thuộc Nguyên nào và là Dương hay Âm. Nguyên này được dùng để chỉ về long mạch, phương hướng của trái đất. Được chia tam ba nguyên như sau:

Thiên Nguyên Long có tám Sơn: Sơn Dương là Càn – Khôn – Cấn – Tốn, Sơn Âm là Tý – Ngọ – Mão – Dậu.

Địa Nguyên Long có tám Sơn: Sơn Dương là Giáp – Canh – Nhâm – Bính, Sơn Âm là Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Nhân Nguyên Long có tám Sơn: Sơn Dương là Dần – Thân – Tỵ – Hợi, Sơn Âm là Ất – Tân – Đinh – Quý.

Với sự phân chia rõ ràng yếu tố Âm và Dương là để chúng ta biết lúc nào phi tinh sẽ đi thuận và lúc nào sẽ đi ngược để từ đó mà xoay chuyển chúng theo Lượng Thiên Xích.

Chú ý là mỗi hướng của Bát Quái như vậy sẽ có ba Sơn, thì sẽ có đủ ba nguyên là Địa – Thiên – Nhan theo chiều kim đồng hồ. Chẳng hạn như hướng Bắc có ba Sơn là Nhâm – Tý – Quý, thì Sơn Nhâm thuộc Địa Nguyên Long, Sơn Tý thuộc Thiên Nguyên Long, Sơn Quý thuộc Nhân Nguyên Long. Đối với các hướng khác thì cũng lần lượt xác định như vậy.

Bạn có thể hình dung là Thiên Nguyên Long lúc nào cũng nằm ở vị trí chính giữa, còn Địa Nguyên Long thì nằm bên tay trái, Nhâm Nguyên Long thì năm ở tay bên phải.

Chính vì điều này mà người ta xác định thêm rằng, Thiên Nguyên Long thuộc quẻ phụ mẫu, Địa Nguyên Long thuộc quẻ nghịch tử, Nhân Nguyên Long thuộc quẻ thuận tử. Do vậy mà Thiên Nguyên Long và Nhân Nguyên Long có thể đi chung được với nhau, còn Địa Nguyên Long thì chỉ đi có một mình mà thôi, vì nếu kết hợp Địa với Nhân thì bị xuất quái, còn Địa với Thiên thì Âm Dương lẫn lộn.

Ví dụ: Với một ngôi nhà có hướng Mùi 205 độ 5.

Hướng Mùi có khoảng độ từ 202 đến 217 độ, chính vì thế mà nhà hướng 205 độ vẫn nằm trong hướng Mùi, nhưng ở đây kiêm 5 độ là Ất 5 độ.

Hướng Mùi thuộc Địa Nguyên Long – Nghịch Tử, nên chỉ có thể lấy hướng 210 độ chứ không thể kiêm, chính vì thế mà ngôi nhà này phạm xuất quái.

Với ngôi nhà hướng 185 độ.

Đây là nhà hướng Ngọ kiêm Đinh 5 độ. Vì Ngọ là Phụ Mẫu, kiêm bên phải là Thuận Tử, nên nhà kiểu này vẫn tốt.

Tóm lại thì đối với hai ngôi nhà, mặc dù có cùng trạch vận, nhưng có nhà thì lại tốt, còn có nhà thì lại không tốt. Nguyên nhân chủ yếu đó là không chọn được đúng hướng, hay khi kiêm không đúng đúng hướng.