Bát Quái

Hiểu đúng về Bát Quái và ứng dụng chuẩn đoán

Dựa theo hiểu biết của người thời xưa thì vũ trụ là một khối hỗ tạp, không có bất cứ hình nào chính xác, nên lúc đa người ta đặt cho nó cái tên là thời kỳ hỗ mang, bên trong không có bất cứ thứ gì nên xem như là một Thái Cực, thể hiện cho sự bí ẩn và vô định không xác định về trạng thái cụ thể.

Sau một khoảng thời gian dài quan sát sự thay đổi của Thái Cực để có thể hiểu được cách thức hoạt động như hế nào, thì chúng ta tìm ra được hai trạng thái tương phản nhau, đó chính là động và tĩnh, trong đó thì động với tên gọi là Dương, tĩnh với tên gọi là Âm. Hai yếu tố ngày có sự đối nghịch với nhau, cùng tồn tại, cùng sinh hóa không ngừng.

Chính nhừ vào sự biến đổi, thúc đẩy lẫn nhau mà tạo thành nền tảng cho Dịch, cụ thể Âm thì mềm, Dương thì cứng, cứng và mềm tác động qua lại lẫn nhau để tạo nên nhiều hình dạng.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Với một chu trình biến đổi như vậy sẽ trải qua 4 giai đoạn: một là Nguyên tức là sự bắt đầu, 2 là Hanh là sự thông đạt và tích tụ, 3 là Lợi hiểu là việc đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết, 4 là Trinh hiểu là kết quả có được khi một quá trình tạo nên sự vật nào đó.

Từ đó chúng ta sẽ hiểu rằng: Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, Bát Quái sinh ra Ngũ Hành. Phân tích kỹ hơn thì Lưỡng Ngi sẽ là hai yếu tố Âm và Dương, Tứ Tượng là tính chất đặc trưng cho bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, Bát Quái là tám quẻ Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài tương đương là Trời – Đầm – Lửa – Sấm – Gió – Núi – Nước – Đất, Ngũ Hành gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Âm Dương có sự tương giao và hình thành Tứ Tượng, với 4 trạng thái của Âm và Dương, đó là Thái Dương – Thiếu Âm – Thiếu Dương – Thái Âm. Với bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông thể hiện cho bốn phương Đông – Nam – Tây – Bắc.

Vì thế mà 8 quẻ thuộc Bát Quái tương trưng cho tám trạng thái của Âm và Dương trong việc tạo nên vũ trụ này. Bắt đầu bằng cái đơn giản, rồi sinh ra những cái phức tạp dần về sau. Tám quẻ thuộc Bát Quái là tám quẻ đơn, thể hiện cho hai yếu tố Âm và Dương.

Quẻ Càn: được thể hiện bằng ba hào Dương, chính vì thế mà có nguồn khí dương toàn bộ, nên gọi là trời, thường thể hiện đặc tính hướng lên – kiên quyết – giúp đỡ.

Quẻ Đoài: thể hiện với một hào Âm ở phía trên, 2 hào Dương phía dưới với mục tiêu hướng lên, thể hiện cho niềm vui và có hình như một cái ao.

Quẻ Ly: thể hiện với 1 hào Âm nằm chính giữa, còn 2 hào Dương nằm ở hai bên ngoài, gần như một ngọt lửa đang cháy sáng, vì thế mà dùng cho sự bám dính hoặc sáng láng.

Quẻ Chấn: được thể hiện với 1 hào Dương hướng lên, cùng với 2 hào Âm nằm ở trên, có thể cảm nhận đây là hình ảnh của mây, từ đó hình ảnh đặc trưng là sấm chớp, bản chất dễ biến đổi.

Quẻ Tốn: thể hiện với 2 hào Dương nằm ở phía trên, còn lại 1 hào Âm nằm phía dưới, gần giống như việc chịu thua, hình ảnh đại diện là cơn gió, tính tình đi theo người khác.

Quẻ Khảm: thể hiện bằng 1 hào Dương ở chính giữa, bên ngoài là 2 hào Âm, hình ảnh hiểu đây là sự bế tắc và nguy hiểm.

Quẻ Cấn: với 2 hào Dương nằm ở phía dưới, sẽ kìm hãm, hình ảnh như một quả núi úp xuống, thể hiển cho sự nghỉ ngơi và phòng ngừa.

Quẻ Khôn: được thể hiện với toàn hào Âm, tức là đất, luôn lấy như thuận mềm yếu.

Từ 8 quẻ đơn này sẽ tổ hợp lại thành 64 quẻ kép, với 6 hài, thể hiện cho môt hình ảnh hoặc chiêm của quẻ để biết được những việc lành và kiêng việc dư. Giả sử như chúng ta sử dụng hai quẻ Tốn và Ly xếp chồng lên với nhau thì sẽ tạo nên được quẻ Phong Hỏa Gia Nhân. Ý nghĩa của quẻ này liên quan tới gia đình, tình thân. Với quẻ này chúng ta hiểu là nam ở ngoài và nữ ở trong quản lý gia đình.

Dựa trên nhưng kiến thức về Bát Quái thì ta có thể hiểu rằng, Bát Quái được xem là cái nền để áp dụng cho một số vấn đề liên quan tới phong thủy, trong đó có thể là nhà ở và gia chủ, đặc biệt hơn là chuẩn đoán một vấn đề nào đó liên quan tới con người, ví dụ như đoán mệnh – Tư vi tốt xấu – …