Bát Quái

Chu dịch quái số đoán mệnh

Dịch số được xem là một trong những ứng dụng nổi bật của Bát Quái trong việc dự đoán, cụ thể ở đây là Mai Hoa Dịch Số được rất nhiều nhà chuyên môn sử dụng, nội dung của bộ sách này có mối quan hệ với nhiều ngành và lĩnh vực khác nữa, chẳng hạn như là triết học – tôn giáo – phong tục văn hóa – số học cổ đại – thuật số cổ đại.

Chu Dịch hay còn có thể gọi là Kinh Dịch, hoặc có thể gọi tắt bằng một từ đó là Dịch, đây là sự tập hợp nền tảng bắt đầ từ 8 quẻ đơn Bát Quái, sau đó thì kết hợp lại với nhau để hình thành nên 64 bức quái đồ – 64 quái danh – 64 quái từ – 386 hào anh – 386 hào từ – 64 quái.

Xem thêm các mẫu Vòng Thạch Anh Chỉ Vàng: https://kimtuthap.vn/san-pham/vong-tay-da-thach-anh-toc-vang/

Cụ thể của một Quái thì sẽ được tạo thành từ 2 quẻ đơn Bát Quái, do vậy quẻ sẽ có 6 hào, thường được biểu thị bằng 6 vạch đứt và liền hoặc cả hai. Với 6 hào này chúng ta chia ra làm hai nhóm, một là phần thượng và hai là phần hạ, hoặc đọc là phần trên và phần dưới. Quẻ nằ ở phía trên được gọi là quái thượng thể, quẻ nằm ở phía dưới gọi là quái hạ thể. Một Quái bắt buộc phải có hai quẻ này, từ đó mà người ta còn gọi với tên là trùng quái, hoặc biệt quái. Điều này giúp ta phân biệt với loại quẻ này với quẻ có 3 vạch thường gọi là kinh quái hoặc quẻ đơn, tổng cộng chỉ có 8 quẻ nên chúng ta thường biết đến với tên gọi là Bát Quái.

Bát Quái hay 8 quẻ đơn bao gồm: số 1 là Càn, số 2 là Đoài, số 3 là Ly, số 4 là Chấn, số 5 là Tốn, số 6 là Khảm, số 7 là Cấn, số 8 là Khôn.

Dịch Số và Quái Số: hai khái niệm này khiến cho rất nhiều người bị nhầm lẫn, tuy nhiên đây là hai định nghĩa khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó Dịch Số sẽ bao hàm Quái số, còn Quái Số thì bao gồm phần nội dung của từng số của Bát Quái, từng số riêng của 64 quái và số thứ tự của 64 quái.

Quái Số dùng để chỉ số thứ tự trong Bát Quái, tuy nhiên số này có thể được sắp xếp theo nhiều hình thức khác nhau, giả sử chúng ta xếp theo kiểu của Phục Hy Bát Quái thì thứ tự 8 quẻ sẽ như sau: số 1 là Càn, số 2 là Đoài, số 3 là Ly, số 4 là Chấn, số 5 là Tốn, số 6 là Khảm, số 7 là Cấn, số 8 là Khôn.

Đoán quẻ: trong quá trình thực hiện việc đoán quẻ thì người ta sẽ bỏ đi phần ý nghĩa của những quẻ này mà coi số ảo cũng như là số thực, với số tương ứng của số 1 là quẻ Càn, số 2 là quẻ Đoài, số 3 là quẻ Ly, số 4 là quẻ Chấn, số 5 là quẻ Tốn, số 6 là quẻ Khảm, số 7 là quẻ Cấn, số 8 là quẻ Khôn.

Điều này sẽ mang đến sự thuận lợi, chẳng hạn như khi xem quẻ tìm được con số 6 thì chúng ta sẽ xem quẻ đó là quẻ Khảm, còn số 5 xem là quẻ Tốn.

Ngũ hành sinh khắc: khi dự đoán không chỉ dựa vào quẻ Bát Quái hoặc Dịch không, mà còn kết hợp với nhiều yếu tố phong thủy khác, trong đó yếu tố ngũ hành sẽ được sử dụng khá nhiều.

Ngũ hành là tên gọi sử dụng chung cho năm yếu tố vật chất vũ trụ, đó là Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ – Kim. Đương nhiên những thành tố này sẽ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Theo như các nhà khoa học thời cổ đại thì năm nguyên tố cơ bản này sẽ là thành phần dùng để tạo nên mọi vật, đây cũng là phần giải thích và chứng mình cho thế giới khách quan. Thông thường sẽ được luận giải thông qua hai mối quan hệ cơ bản, đó là Tương Sinh và Tương Khắc.

Nếu như mối quan hệ của năm yếu tố ngũ hành là sự thúc đẩy, sự hỗ trợ, thì gọi là quan hệ tương sinh hoặc gọi tắt là sinh, chữ sinh ở đây được hiểu như sự giúp đỡ. Tương ứng là Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim.

Bên cạnh mối quan hệ tương sinh thúc đẩy lẫn nhau, thì các yếu tố còn có sự trói buộc và chế ngự lẫn nhau, được gọi là sự tương khắc. Tương ứng như sau Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim.