Bát Quái

Phong thủy Bát Quái Đồ

Khin nhìn vào một Bát Quái Đồ phong thủy thì chúng ta có thể hình dung chúng là một hình tám cạnh, được phân chia ra thành tám phần, mỗi một phần như vậy sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, mà cụ thể đó chính là đại diện cho tám quẻ thuộc Bát Quái, các quẻ này sẽ được sắp xếp theo một thứ tự nhất định để hợp lại thành một hình tròn.

Trong phong thủy thì chúng ta sẽ thấy có hai dạng Bát Quái Đồ, một loại được gọi là Tiên Thiên Bát Quái Đồ, hai là Hậu Thiên Bát Quái Đồ, hai loại Bát Quái Đồ này sẽ có sự khác nhau về cách sắp xếp quẻ, tuy nhiên vẫn bao gồm đủ 8 quẻ đơn Bát Quái.

Trên Bát Quái Đồ có rất nhiều lượng thông tin khác nhau, được cô dọng lại, trở thành một công cụ khảo sát có giá trị, chúng ta sẽ biết được các ký hiệu về năng lượng từ 8 hướng, vị trí của tâm điểm, thể hiện cho một đời người, tạo ra không gian sống tốt hơn, nơi mang đến sự thoải mái nhất định.

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

Mặt Dây Chuyền Đá Phong Thủy tự nhiên thật 100%

 ︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Tiên Thiên Bát Quái Đồ: đây là dạng Bát Quái Đồ được sắp xếp theo hình trật tự đối xứng, sự đối xứng này được thể hiện thông qua các hào của từng quẻ. Bao gồm hào Dương và hào Âm.

Chẳng hạn như nếu là quẻ Càn thì sẽ có 3 hào Dương sẽ đối với với quẻ Khôn gồm 3 hào Âm. Hoặc là quẻ Khảm với 1 hào Dương ở giữa hai hào Âm thì sẽ đối xứng với quẻ Ly có 1 hào Âm ở chính giữa hai hào Dương.

Do vậy chỉ cần nhìn vào Tiên Thiên Bát Quái Đồ, bạn sẽ nhìn ra sự đối xứng này ngay, chúng ta cứ thay thế 1 hào Âm bằng 1 hào Dương là sẽ được quẻ tiếp theo tính theo chiều ngược kim đồng hồ.

Hậu Thiên Bát Quái Đồ: các quẻ sẽ được sắp xếp theo chiều kim đồng hồ, với thứ tự là quẻ Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài, lúc này quẻ Ly sẽ nằm ở vị trí trên cùng, còn quẻ Càn sẽ nằm ở góc Tây Bắc. Việc xếp như thế này là dựa vào mệnh để của kinh Dịch.

Một điểm lư ý của Bát Quái Đồ đó chính là việc tìm quái số, trước đó thì bạn cần phải có được ngày tháng năm sinh theo dương lịch để có thể chuyển qua được âm lịch, sau đó dựa trên bảng năm theo thập nhị can là được.

La Bàn phong thủy:

Trên thực tế thì các nhà chuyên môn sử dụng Bát Quái Đồ này khá nhiều, một sản phẩm được sử dụng đó chính là La Bàn phong thủy. Trên La Bàn thì sẽ có các phương vị cũng như là nhiều ký hiệu đi kèm, nhằm thực hiện một hành thuật phong thủy nào đó. Chẳng hạn như cách đoán chiêm tinh, địa lý nơi ở, sẽ được tính toán dựa trên La Bàn này.

Trên một chiếc La Bàn phong thủy không chỉ có 8 quẻ của Bát Quái, mà còn có thêm một vài thông số khác được sắp xếp theo từng tầng ý nghĩa. Chẳng hạn như Thái Cực – Thiên Thiên Bát Quái – Địa mẫu phiên quái cửu tinh – hai mười tư thiên tinh – hai mươi tư sơn – hai mươi tư tiết khí.

Lớp Thái Cực: là lớp nằm ở vị trí chính giữa trong cùng, lúc này phần kim nam châm sẽ ở giữa, phần có đầu màu đen sẽ chỉ về hướng bắc, còn phần có màu đỏ nằm ở hướng Nam.

Lớp Thái Cực này còn được gọi là Thiên Trì, đối với phần này thì sẽ phải tuân theo quy tắc chặt chẽ, chẳng hạn như có độ nặng nhất định, có sự vuông tròn cân đối.

Khi phần kim của La Bàn chỉ hướng Tý Ngọ thì sẽ chia ra thành Lưỡng Nghi, hai nghi hợp với Mão Dậu sẽ trở thành Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, Bát Quái sẽ xác định được phương vị.

Lớp thứ hai là Tiên Thiên Bát Quái: được hình thành nhờ vào Phục Hy, được sử dụng với mục đích là tổng kết mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên xung quanh.

Lớp thứ ba là Địa mẫu phiên quái cửu tinh: có hai cách hiểu liên quan tới cửu tinh như sau:

Cửu tinh gồm có Thái Dương – Thái Âm – Kim Thủy Tinh – Mộc Tinh – Thiên Tài – Thiên Cương – Cô Diệu – Táo Hỏa – Tảo Đàng.

Cửu tinh là 9 sao: Tham Lang – Cự Môn – Lộc Tồn – Văn Khúc – Vũ Khúc – Liêm Trinh – Phá Quân – Tả Phụ – Hữu Bật.

Lớp thứ tư là 24 Thiên Tinh:

24 Thiên Tinh ở đây chính là 24 sao: Thiên Hoàng – Thiên Cứu – Thiên Khôi – Thiên Ất – Thiên Hán – Thiếu Vi – Thiên Quan – Thiên Việt – Thiên Đế – Nam Cực – Thái Vi – Thiên Bính – Thái Ất – Thái Canh – Thiên Hành – Thiên Mệnh – Thiên Uyển – Thiên Thị – Thiên Bội – Thiên Trù – Thiên Lũy – Thiên Phụ – Thiên Ma – Thiên thường.

Lớp thứ năm là 24 Tư Sơn: còn được gọi là 24 phương vị, hoặc nội bàn hoặc chính châm. Trong đó 24 phương vị sẽ tương ứng với 24 tiết khí.

Bao gồm: hướng Bắc quẻ Khảm: Nhâm – Tý – Quý, hướng Đông quẻ Cấn: Sửu – Cấn – Dần, hướng Đông quẻ Chấn: Giáp – Mão – Ất, hướng Đông Nam quẻ Tốn: Thìn – Tốn – Tỵ, hướng Nam quẻ Ly: Bính – Ngọ – Đinh, hướng Tây Nam quẻ Khôn: Mùi – Khôn – Thân, hướng Tây quẻ Đoài: Canh – Dậu – Tân, hướng Tây Bắc quẻ Càn: Tuất – Càn – Hợi.

Người ta sẽ sử dụng 24 phương vị này là để tìm được Sơn Hướng và Thủy Hướng cho nhà ở.

Lớp thứ sau là 24 tiết khí: chúng ta sẽ dựa vào ngũ hành để thấy được Thiếu Âm – Thiếu Dương – Thái Âm – Thái Dương.

Bao gồm: tiết khí Đại Tuyết – Nhâm – tuyết đầy, Đông Chí – Tý – giữa đông, Tiểu Hàn – Quý – chớm rét, Đại Hàn – Sửu – rét đậm, Lập Xuân – Cấn – bắt đầu mùa xuân, Vũ Thủy – Dần – mưa ẩm, Kinh Trập – Giáp – sâu nở, Xuân Phân – Mão – giữa xuân, Thanh Minh – Ất – trời trong sáng, Cốc Vũ – Thìn – mưa rào, Lập Hạ – Tốn – bắt đầu mùa hè, Tiểu Mãn – Tỵ – lũ nhỏ, Mang Chủng – Bính – chòm sao tua rua mọc, Hạ Chí – Ngọ – giữa hè, Tiểu Thử – Đinh – nóng nhẹ, Đại Thử – Mùi – nóng oi, Lập Thu – Khôn – bắt đầu thu, Xử Thử – Thân – mưa ngâu, Bạch Lộc – Canh – nắng nhạt, Thu Phân – Dậu – giữa thu, Hàn Lộ – Tân – mát mẻ, Sương Giáng – Tuất – sương mù xuất hiện, Lập Đông – Càn – bắt đầu mùa đông, Tiểu Tuyết – Hợi – tuyết xuất hiện.

Khi sử dụng La Bàn người ta sẽ hiểu được nhiều ý nghĩa khác nhau, ví dụ như xem một địa điểm có thể đoán được khi con người sống ở đó có thể mắc những bệnh gì, hay tìm hiểu về môi trường sống, đoán vận số.