Bát Quái

Đồ hình Bát Quái

Đồ hình Bát Quái có mối quan hệ mật thiết với Á Đông, là một trong số 4 đồ hình ẩn chứa nhiều bí ẩn của thế giới vũ trụ, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, tuy nhiên cho đến tận bây giờ cũng chưa thể hiểu hết được ý nghĩa bên trong.

Bốn đồ hình được nhắc đến đó chính là: đồ hình Thái Cực – đồ hình Bát Quái – đồ hình Hà Đồ – đồ hình Lạc Thư. Mặc dù là bốn cái tuy nhiên lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó có thể sử dụng theo hướng đan xen hoặc cùng lúc. Trong đó đồ hình Bát Quái được sử dụng và ứng dụng khác phổ biến.

Đồ hình Bát Quái: là hình ảnh được thể hiện theo dạng hình vòng tròn, với sự tập hợp của tám quẻ đơn Bát Quái. Theo như được biết thì dạng đồ hình này được chia thành hai loại, đó là Tiên Thiết Bát Quái Đồ và Hậu Thiên Bát Quái Đồ.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Tiên Thiên Bát Quái Đồ còn được gọi với tên khác là Phục Hy Bát Quái Đồ, để có được đồ hình này thì dựa vào những gì có trong Kinh Dịch: Thiên Địa định vị, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc, thủy hỏa bất tương xạ, Bát Quái tương thác.

Có thể hiểu đoạn câu này là Trời và Đất định vị trí ở trên và dưới, núi và dầm khí quán thông nhau, sấm sét và gió kích hoạt lẫn nhau, Bát Quái hình thành hiện tượng đan xen giữa các vật với nhau.

Dựa vào Đồ Hình này thì quẻ Càn ở trên, quẻ Khôn ở dưới, thể hiện của Trời và Đất. Bên trái là quẻ Ly và bên phải là quẻ Khảm thể hiện cho lửa và nước. Bốn quẻ này khá là phổ biến thế nên bạn rất quen thuộc, tương tự như hình ảnh trên lá cờ của Hàn Quốc. Phía bên góc trên trái là quẻ Đoài, bên góc trên phải là quẻ Tốn, thể hiện cho đầm và gió. Góc bên trái dưới là quẻ Chấn, bên phải dưới là quẻ Cấn, thể hiện cho sấm và núi.

Vào thời nhà Tống cho đến tiếp theo thì Bát Quái Tiên Thiên có hai cách sắp xếp như sau Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn, cách thứ hai là Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài.

Hậu Thiên Bát Quái Đồ: được gọi với tên là Văn Vương Bát Quái Đồ, cũng dựa và Kinh Dịch để hình thành: Đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương hồ ly, trí dịch hồ khôn, thuyết ngôn hồ đoài, chiến hồ càn, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn.

Bạn có thể hiểu đoạn văn trên là Thiên đế xuất phát từ vị trí của quẻ Chấn, đến vị trí quẻ Tốn khiến mọi vật sinh trưởng chỉnh tề, đến vị trí quẻ Ly khiến vạn vật nhìn thấy nhau, đến vị trí quẻ Khôn khiến vạn vật được trợ giúp, đến vị trí quẻ Đoài khiến vạn vật vui vẻ hoan kỷ, đến vị trí quẻ Càn khiến vạn vật giao chiến lẫn nhau, đến vị trí quẻ Khảm khiến vạn vật lao khổ mệt mỏi, đến vị trí quẻ Cấn khiến vạn vật thành công hạ màn.

Về phần phương vị của Hậu Thiên Bát Quái Đồ thường có mối quan hệ đối xứng với phương vị Đông Nam Tây Bắc: Chấn – Ly – Đoài – Khảm, đại diện cho Chính Đông – Chính Nam – Chính Tây – Chính Bắc, còn những quẻ khác sẽ là Đông Nam – Tây Nam – Tây Bắc – Đông Bắc.

Dựa trên Đồ Hình Hậu Thiên Bát Quái thì quẻ Càn được đặt ở vị trí Tây Bắc, quẻ Khôn ở vị trí Tây Nam, quẻ Cấn là núi sẽ nằm gần quẻ Càn ở vị trí Đông Bắc, quẻ Tốn là vùng đồng bằng thế nên nằm gần với quẻ Khôn ở vị trí Đông Nam. Cuối cùng sẽ là vị trí của quẻ Chấn ở Đông, quẻ Đoài ở Tây, quẻ Ly ở Nam, quẻ Khảm ở Bắc.

Quan hệ giữa hai Đồ Hình Bát Quái: không phải ngẫu nhiên mà có hai Đồ Hình Bát Quái là Tiên Thiên và Hậu Thiên.

Theo một số quan điểm thì nói rằng Đồ Hình Tiên Thiên Bát Quái là hình ảnh của vũ trụ vạn vật trước khí thế giới này được hình thành như bây giờ. Ngược lại Đồ Hình Hậu Thiên Bát Quái thì thể hiện cho thế giới sau khi được tạo thành.

Một số quan điểm khác thì lại cho rằng phần nội dụng mà Đồ Hình Tiên Thiên Bát Quái đề cập đến là những định nghĩa về không gian thẳng đứng lập thể và thời gian. Ngược lại thì Đồ Hình Hậu Thiên Bát Quái thì lại thể hiện cho phần không gian theo hướng nằm ngang.

Mặc dù có sự khác biệt về mặt bản chất giữa hai Đồ Hình Bát Quái này, nhưng cốt lõi bên trong vẫn là 8 quẻ đơn làm nền tảng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *