Chuỗi Hạt Mân Côi Đá Thạch Anh 100% tự nhiên

Các loại Chuỗi Hạt Mân Côi

Giáo Hội Công Giáo thường gắn liền với hình ảnh của Chuỗi Hạt Mân Côi, ở đây là Chuỗi hạt được sử dụng trong việc cầu nguyện không phải loại dùng để làm trang sức hay trang trí.

Đối với các tín đồ Phật Giáo hoặc là Ấn Giáo thì cũng có tràng chuỗi được các thầy tu sĩ hoặc các tín đồ sử dụng để niệm kinh, trong đó sẽ có tổng cộng là 108 hạt, còn chuỗi tràng của Phật từ bên Nhật Bản thì có tới 112 hạt, tín đồ Hồi Giáo là 99 hạt với ba màu sắc là 99 ưu phẩm của thượng đế.

Những tràng chuỗi này không phải là cái mà chúng ta nhắc đến, mà là trang chuỗi trong Đạo Công Giáo. Nếu bạn hiểu theo nghĩa thực tế thì người ta sử dụng tràng Chuỗi Mân Côi này là để đếm các kinh được đọc, nhằm không bị nhầm lẫn trong quá trình đọc kinh.

Vào khoảng thế kỷ thứ XIII thì tu sĩ thuộc dòng Đa Minh không sử dụng Chuỗi Mân Côi như bây giờ, mà họ sử dụng dây thắt gút để đếm khi đọc Kinh Kính Mừng, hiện nay thì như bạn thấy sẽ được thay thế bằng các chuỗi hạt nhiều kiểu dáng khác nhau, cùng với nhiều cách trang trí khác nhau.

Vậy một câu hỏi được đặt ra là, nếu mục đích ban đầu là dùng để đếm, vậy thì Chuỗi Mân Côi có tác dụng như thế nào.

Dựa trên sự nghiên cứu từ các nhà chuyên môn, thì chuỗi hạt xuất hiện tại các đan viện, các thầy không nguyện kinh thần vụ thì sẽ thay thế bằng việc đọc 150 Kinh Lạy Cha cho 150 Thánh Vịnh. Do đó mà các Chuỗi này được dùng để đếm Kinh Lạy Cha với tên gọi là Paternoster hay Patriloquiumm.

Sau đó thì vì muốn hiếu kính lên Đức Mẹ, nên được đọc thêm 150 Kinh Kính Mừng gọi là Thánh Vịnh Maria hay Psalterium Marianum.

Đến thế kỷ XV người ta đã thay đổi tên gọi cho chuỗi Kinh dâng Đức Mẹ thành Rosarium được hiểu là vòng hoa hường hay Mai Khôi, điều này dựa vào một tục lệ lúc đó. Các hoàng tử sẽ mang tặng cho công chúa của mình những bó hoa có màu hường, ngoài ra các chị em cũng dùng vòng hoa màu hường để lên đầu, hay đặt lên đầu các bức tượng.

Số lượng hoa trên vòng:

Theo như tìm hiểu thì tràng Kinh Kính Đức mẹ có 150 Kinh Kính Mừng, tương ứng với 150 Thánh Vịnh, theo thời gian thì phân Chuỗi Mân Côi thành ba phần, một phần như vậy là 50 Kinh Kính Mừng, vì không thể nào đọc một lúc hết bằng ấy Kinh được nên mới chia ra để đọc ba buổi trong một ngày là buổi sáng – trưa và chiều.

Khoảng thế kỷ XV năm 1475 thì Cha Alain de la Roche đã đưa thêm việc suy ngẫm màu nhiệm vào trong Chuỗi Hạt này, đó chính là màu nhiệm Nhập Thể – Tử Nạn – Vinh Quang của Thiên Chúa tương ứng với ba phần chuỗi hạt.

Hiện nay Chuỗi Hạt Mân Côi có bao nhiêu hạt:

Các cha dòng Đa minh du nhập tục chia Kinh Mân Côi thành 15 chục Kinh, mỗi chục thì thêm Kinh Lạy Cha, đến thế kỷ XVII thì có thêm Kinh Sáng Danh sau mỗi chục kinh ấy.

Do đó bạn có thể hiểu được lý do Chuỗi Hạt Mân Côi không chỉ có 50 hạt, mà còn có thể phân ra thành từng chúc một, với ý nghĩa là một cách quãng là một hạt.

Một vài chỗ thì người ta sẽ đọc thêm một Kinh Lạy Cha – ba Kinh Kính Mừng ở phần đầu, tuy nhiên điều này không hề bắt buộc.

Tổng kết lại ở trên, dựa theo nguồn gốc của Chuỗi Hạt Mân Côi trên thực tế cũng như ý nghĩa dùng để đếm kinh, thì Chuỗi Hạt Mân Côi được phân ra thành các loại như: một tráng năm chục – tràng 15 chục  – tráng một chục. Có một số người dùng đốt ngón tay để đếm cũng được.

Từ đó mà có rất nhiều loại tràng chuỗi khác nhau được sử dụng để đếm các kinh cần phải đọc. Ở nước ta thì ngoài Chuỗi Hạt Mân Côi đang được lưu hành, thì còn có nhiều nơi xuất hiện chuỗi Kính Bảy Sự Đau Khổ của Đức mẹ, đây cũng là trang dùng để tôn kính Đức Mẹ. Bảy sự đau khổ của Đức Mẹ như sau: 1 là khi được ông Simêon tiên báo một lưỡi gươm sẽ đâm thâu con tim – 2 là khi bồng con trốn qua nước Ai cập – 3 là khi lạc con trong đền thờ – 4 là khi gặp Con vác thánh giá lên núi Calvariô 5 là khi chứng kiến cái chết của Con trên thập giá – 6 là khi đón nhận xác Con được tháo từ thập giá – 7 là khi đi theo cuộc an táng Con trong mộ. Sau mỗi lần suy niệm thì đọc một kinh Lạy Cha và 7 kinh Kính Mừng. Vì thế tràng chuỗi này gồm tất cả là 7 hạt đọc kinh Lạy Cha trước mỗi nhóm 7 kinh Kính Mừng. Đó là tràng chuỗi suy gẫm 7 sự đau khổ của Đức Mẹ.

Dòng Phanxicô thì cho ra tràng Chuỗi Kính bảy Sự Vui Mừng của Đức Mẹ: 1 là Thiên Thần truyền tin – 2 là Thăm viếng – 3 là Chúa Giáng Sinh – 4 là Ba Vua đến thờ lạy – 5 là Tìm lại Chúa trong đền thờ – 6 là Chúa Phục Sinh hiện ra với Đức Mẹ – 7 là Đức Mẹ lên trời. Trong đó mỗi màu nhiệm có 1 Kinh Lạy Cha – 10 Kinh Kính Mừng – 2 Kinh Kính Mừng ở cuối, tương ứng với số 72 tuổi của Đức Mẹ.

Thế kỷ XVI thì một đan sĩ dòng Camaldolo đã xây dựng trang chuỗi với 33 hạt nhỏ và năm hạt lớn. Hạt nhỏ là 1 Kinh Lạy Cha kính nhớ 33 năm làm người của Chúa Giêsu, năm hạt lớn là đọc Kinh Kính Mừng là năm dấu tính của Chúa.

Gần đây thì có thêm trang chuỗi kính Năm Dấu Thánh Chúa, với năm nhóm năm hạt, mỗi nhóm đọc 5 Kinh Lạy Cha. Hoặc tráng chuỗi Kinh Bửu Huyết gồm 6 nhóm 5 hạt, mỗi nhóm đọc 5 Kinh Lạy Cha và 1 Kinh Sáng Danh, sau cùng là 3 Kinh Lạy Cha và 1 Kinh Sáng Danh.

Chuỗi Hạt có cần làm phép không:

Trước đó thì Tòa Thánh cũng có một số quy tắc đối với Chuỗi Mân Côi, với mục đích tránh tội mại thánh, mỗi dòng sẽ có cách làm phép riêng, có thể nói cứ đọc kinh với Chuỗi được làm phép đúng thì được ân xá.

Sau này có một số vấn đề xảy ra, như mượn Chuỗi Hạt của người khác, thế nên Tòa Thánh đã xét lại, nên ân xá không được gắn lên Chuỗi Hạt nữa. Tuy nhiên khi đọc Kinh Mân Côi vẫn phải suy niệm về các màu nhiệm cứu chuộc đã được ngắm. Còn việc sử dụng tràng chuỗi nào cũng được.

Điều Giáo Hội mong muốn ở đây là lần Chuỗi Mân Côi bằng tinh thần cầu nguyện, chú trọng cái tâm thờ lạy.