Kiến thức

Tìm hiểu về hai cụm từ Tư Vấn và Cố Vấn

Ngôn ngữ là một trong những nét đặc trưng thể hiện cho một nền văn hóa truyền thống hay một quốc gia nào đó, có thể nói ngôn ngữ là một lĩnh vực nói dễ không dễ nói khó không khó.

Đối với ngôn ngữ của nước ta thì đã xuất hiện rất nhiều những cụm từ khiến cho người đọc cảm thấy phân vân, khó hiểu, thậm chí là không thể nào phân biệt rõ ràng, điều này sẽ dẫn tới việc sử dụng không chính xác và giải thích cũng không đúng.

Một số người dựa trên nghĩa tiếng Hán Việt đã đặt ra câu hỏi hỏi, cụm từ Tư vấn và Cố vấn có gì giống và khác nhau.

Xem thêm về Tư Vấn Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/bang-gia-va-loi-ngo-tu-van-phong-thuy/

Trong cuộc sống có thể chúng ta đã được nghe tới cụm từ người Tư vấn, được dùng để nói đến người có thể giải đáp thắc mắc của người khác về một vấn đề nào đó. Đối với luật sư thì tư vấn về luật pháp, nhà tâm lý tư vấn đề hôn nhân gia đình.

Nếu nói tới cụm từ Cố vấn tức là nói tới người có trách nhiệm đựa ra ý kiến để hỗ trợ cho người nào đó trong một lĩnh vực cụ thể, đây là người chủ động đưa ra lời khuyên chứ không cần người khác phải hỏi. Chẳng hạn như cố vấn luật pháp, hay cố vấn về kỹ thuật, …

Xét về nguồn gốc hán việt:

Nếu dựa vào từ ngữ Hán Việt, thì cả ba từ Tư – Vấn – Cố đều mang ý nghĩa là hỏi – hỏi thăm – ý kiến. Cũng có thể là chúng ta nói tới nơi để hỏi, để thắc mắc, để trả lời hay đóng góp ý kiến của chính mình.

Có một số từ điểm thì nói rằng, tư vấn phòng là hội đồng được đặt ở miền bắc và miền trung của chính phủ được sử dụng với mục đích hỏi thăm ý kiến từ người dân.

Theo thời gian thì đa số chúng ta đều hiểu tư vấn và cố vấn không phải là hỏi nữa mà hiểu là cho ý kiến. Cụ thể đối với cụm từ Văn Phòng Tư Vấn là nơi chuyên dùng để trả lời thắc mắc của mọi người, hay Tư Vấn Pháp Lý là người có chuyên môn về pháp luật sẽ hỏi ý kiến rồi mới đưa ra quyết định, Cố Vấn Pháp Lý cũng được hiểu tương tự như trên.

Trong các doanh nghiệp:

Người ta nói rằng Tư Vấn và Cố Vấn là những vị trí bên ngoài giữ vai trò vô cùng quan trọng, tham gia trực tiếp để có thể giúp cho công ty đạt được mục tiêu đưa ra hay không, trong đó cả hai vị trí đều có chức năng và nhiệm vị khác nhau.

Tư vấn viên sẽ sử dụng kiến thức cũng như kinh nghiệm của chính mình để đem đến cho công ty bổ sung nhưng phần đang cần nhằm mang lại kết quả nhất định nào đó theo kế hoạch định sẵn.

Về mặt chức năng thì Tư vấn bao gồm hướng dẫn và chỉ dẫn, dùng những tài liệu, công lập luận và chứng cứ có sẵn.

Tư vấn viên cần phải có được ký năng thực hiện công việc, cùng với sáng kiến mới để việc thực thi có hiệu quả.

Bên cạnh đó Tư vấn cần có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể, hoạt động theo nhóm, mục tiêu đưa ra ngắn nhưng có chiều sâu, có thể gia hạn công việc, khảo sát tìm hiểu, xây dựng phương án triển khai, truyền đạt kiến thức, phản biện.

Cố vấn sẽ mang đến cho công ty lời khuyên dựa trên kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình bằng giới hạn mà công ty cần đến, điều này sẽ giúp công ty giải quyết được khó khăn về mặt chuyên môn.

Cố vấn sẽ hướng dẫn và hỏi đáp, nhằm giúp cho công ty thay đổi một số hoạt động nào đó.

Cố vấn quan tâm tới kỹ năng liên quan tới con người, cũng cần phải có khả năng tư duy và thực thi. Thêm vào đó là có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, hoạt động nhóm hoặc riêng với lãnh đạo, hợp đồng làm việc dài hạn, mục tiêu dài và rộng có tính chiến lược, có thể khảo sát và tìm hiểu về công ty, thường xuyên theo sát quá trình triển khai, hướng dẫn cho công ty, tham khảo ý kiến bất cứ lúc nào, đưa ra cách tháo gỡ lúc khó khăn, sắp sắp cấu trúc khi cần, duyệt và thay đổi chương trình hoạt động, chia sẻ phần lợi dựa trên kết quả.

Có thể tóm lại rằng, Tư vấn là người giúp cho doanh nghiệp xử lý một điều cụ thể, còn Cố vấn là người dùng đi với doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có được sự phát triển vững chắc nhất, có thể theo dõi và đưa ra cách xử lý các vấn đề liên tục.