Tư Vấn Phong thủy

Tư Vấn Phong Thủy nhập trạch ra sao

Sau khi bạn xây dựng nhà ở xong, hoặc là tìm được nhà thuê xong, thì bước quan trọng tiếp theo đó chính là nhập trạch, việc làm đúng thủ tục sẽ tạo cho gia chủ có một tương lai thuận lợi hơn khi sống ở ngôi nhà mới. Do đó để có thể thực hiện được một cách chính xác thì gia chủ cần tìm đến các nhà tư vấn phong thủy uy tín.

Đối với phong thủy, thì dù nhà bạn là biệt thự, nhà cấp bốn, công ty thì đều liên quan tới một số nghi lễ, quan trọng nhất là việc nhập trạch, có một số người thường thắc mắc nếu nhập trạch như vậy có cần phải xem tuổi hay là không, rồi tiến hành những bước như thế nào mới đúng.

Xem Bảng Giá và Lời Ngỏ Tư Vấn Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/bang-gia-va-loi-ngo-tu-van-phong-thuy/

Hiểu về nhập trạch:

Nhập trạch bạn có thể hiểu một cách dễ nhất đó chính là một cái lễ để dọn vào ở tại một ngôi nhà mới, theo như một số người xưa thì nếu như gia đình của bạn chuẩn bị dọn sang ở một nhà mới để sống thì xin các đấng phù hộ cho gia đình nhận được thuận lợi và yên bình nhất.

Xem tuổi khi nhập trạch:

Đa số rất nhiều người chỉ quan tâm tới phong thủy nhà ở có hợp với tuổi hay không, mà quên mất chuyện khi nhập trạch vào nhà mới cũng cần phải xem tuổi.

Nếu như gia chủ chọn được một ngày nhập trạch tốt, hợp với tuổi mệnh của gia chủ đối với căn nhà mới đó thì sẽ nhận được sự suôn sẻ khi sống bên trong. Bên cạnh đó thì gia chủ nên chú ý tránh chọn ngày nhập trạch không tốt, đặc biệt là phạm phải đại kỵ như Sát chủ – Tam nương – Nguyêt kỵ – Dương Công kỵ – … Thì sẽ không tốt cho đời sống tương lai sắp tới.

Hơn nữa gia chủ không nên nhập trạch vào những ngày xung kỵ với tuổi mệnh của mình, đó là những ngày mà thiên can địa chi xung đột với tuổi mệnh. Chẳng hạn như nếu gia chủ có tuổi là Quý Tỵ thì không nên chọn ngày nhập trạch rơi vào những ngày Quý Hợi – Quý Tỵ – Đinh Tỵ – Đinh Hợi – Kỷ Tỵ – … vì ở đây có can Quý thuộc Thủy, can Đinh thuộc Hỏa, đương nhiên hai hành này khắc nhau, còn can Kỷ thuộc Thổ cũng khắc với hành Thủy, nên cũng không được lựa chọn.

Theo một số quan điểm về phong thủy nhà ở, thì ngay cả ở nhà thuê thì tốt nhất gia chủ vẫn nên chọn ngày nhập trạch tốt, để việc chuyển nhà được thuận lợi, công việc tiến triển tốt, không gặp phải tai nạn bất ngờ hoặc điều xui rủi.

Lựa chọn ngày nhập trạch:

Dựa trên tài liệu phong thủy nhà ở, cùng với sự tư vấn từ các nhà phong thủy thì việc lựa chọn ngày nhập trạch cần phải chú ý việc không nên lựa chọn ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, vì đây là ngày tiết thanh minh và là ngày lễ vu lan báo hiếu, ngày này thường liên quan tới người đã khuất nên là ngày không tốt cho việc nhập trạch.

Ngoài ra khi nhập trạch gia chủ cần phải tránh ngày xấu như Tam nương – Thọ tử – Dương công kỵ – ….

Ngày Tam nương thường là ngày 3 – 7 – 13 – 18 – 22 – 27 âm lịch cho từng tháng.

Ngày Thọ tử là ngày 5 – 14 – 23 âm lịch theo từng tháng.

Ngày Dương công kỵ là ngày 13/1 – 11/2 – 9/3 – 7/4 – 5/5 – 3/6 – 8 và 29/7 – 27/8 – 25/9 – 23/10 – 21/11 – 19/12.

Thêm vào đó thì theo một số quan điểm thì việc nhập trạch gia chủ nên chọn những ngày thuộc hành Thủy – hành Kim, và không nên chọn ngày thuộc hành Hỏa. Khi lựa chọn được một ngày nào đó rồi, thì gia chủ cần phải so sánh với ngày can chi trên lịch xem là thuộc hành nào.

Tiếp đến là dựa vào bảng Lục Thập Hoa Giáp để xác định ngày thuộc hành nào. Nếu là hành Thủy thì tốt và hành Kim thì tốt vì thuộc lĩnh vực tài lộc, liến quan tới tiền bạc của cải. Còn ngày hành Hỏa thì không tốt vì dễ xảy ra tai nạn.

Dựa trên tất cả những nội dung liên quan tới nhập trạch được tổng hợp lại và so sánh với tuổi mệnh thì gia chủ sẽ tìm ra được ngày tốt nhất. nhưng việc xem xét kỹ lưỡng thì có thể trong cả một tháng sẽ chẳng thể tìm ra được một ngày nhập trạch thực sự tốt. Có thể là ngày đẹp thế nhưng lại không hợp với thiên can địa chi, còn hợp với thiên can địa chi thì lại là ngày không hoàng đạo.

Chính vì yếu tố này, mà các nhà tư vấn phong thủy khuyến cao nên lựa chọn một ngày tốt để nhập trạch, thì chỉ cần tránh những ngày xấu cố định là được, tiếp đến là gia chủ sẽ chọn dựa trên ngày giờ đẹp và tiến hành làm lễ nhập trạch.

Một số chú ý khi nhập trạch:

Với quan điểm thời xưa thì việc tiến hành lễ nhập trạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tìm được ngày tốt – giờ tốt thì mọi việc trong tương lai mới được thuận lợi và may mắn.

Người chuyển nhà bắt buộc phải là người dọn dẹp đồ đạc và phải đi vào trước, rồi tiến hành việc dọn đồ cúng và thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch.

Đối với gia đình nào mà có vợ chồng con cái, thì người vợ cần cầm theo một cái gương có hình tròn và đi vào nhà trước, sau đó gia chủ cầm bát hương đi vào, tiếp đến là người trong gia đình cầm bếp – chăn – … đi theo sau.

Đối với bài vị của tổ tiên thì gia chủ phải là người đem vào nhà mới, trong nhà mà có người tuổi cọp thì trong ngày nhập trạch không nên đến, vì hổ vào nhà là không tốt.

Dù là lựa chọn ngày nhập trạch nào thì lễ cúng nên tiến hành vào buổi sáng cho đến giữa trưa là được, nếu lúc mặt trời đã lặn thì không nên tiến hành nhập trạch vào nhà mới.

Một số bước nhập trạch: đây là các bước giúp gia chủ lựa chọn được ngày tốt nhập trạch và tiến trình nhập trạch.

Đầu tiên là cần cầm bếp than đi vào nhà và đặt ở ngay cửa lớn ra vào, mở hết tất cả đèn trong nhà để cho nhà có đủ nguồn ánh sáng. Gia chủ sẽ cầm bát hương của thổ công để bước qua bếp than, trong đó chân trái bước trước, sau đó những người khác trong nhà sẽ đi vào theo.

Thứ hai là gia chủ cần làm lễ dâng tổ tiên và thổ công với ba mâm gồm mâm hương hoa – trái cây – cơm. Chọn hướng đẹp theo gia chủ để bày lễ, sau đó gia chủ thắp hương và khấn. Sẽ có bài khấn sẵn để đọc, sau đó gia chủ sẽ thắp bếp đun nước, để sôi vài phút mới được tắt bếp. Việc đun nước là để khai bếp và dâng trà lên cho thổ công và tổ tiên, nhờ họ phù hộ cho mọi chuyện trong nhà mới được thuận lợi và tốt đẹp.

Thứ ba là khi tiến hành cúng lễ nhập trạch xong thì gia chủ phải là người ở lại ngủ một đêm trong nhà mới để lấy được ngày nhập trạch. Nhờ đó mà mới được chứng giám sự có mặt của gia chủ trong ngôi nhà mới. Sau đêm này thì bắt đầu chuyển toàn bộ đồ đạc nội thất vào trong nhà mới.

Các nhà tư vấn phong thủy nói rằng, việc tiến hành thủ tục nhập trạch là để lấy được ngày và báo với vị thần linh về việc, gia chủ và các thành viên khác trong nhà sẽ bắt đầu sống trong ngôi nhà này. Đường nhiên ngày nhập trạch sẽ là ngày mà gia chủ làm lễ cúng khi chuyển nhà. Do đó nếu trước đó gia chủ có chuyển đồ đạc hay sửa chữa thì vẫn thực hiện được.

Vị trí nên đặt bàn thờ và bếp ở ngôi nhà mới:

Đối với bếp nấu:

Tọa Hướng là Cấn – Khôn thì bếp nấu ở Tây Nam – Đông.

Tọa Hướng là Dần – Thân thì bếp nấu ở Tây Nam – Đông.

Tọa Hướng là Giáp – Canh thì bếp nấu ở Đông – Bắc.

Tọa Hướng là Mão – Dậu thì bếp nấu ở Nam – Tây – Đông.

Tọa Hướng là Ất – Tân thì bếp nấu ở Nam – Tây – Đông.

Tọa Hướng là Thìn – Tuất thì bếp nấu ở Đông Bắc – Tây.

Tọa Hướng là Tốn – Càn thì bếp nấu ở Đông Nam – Đông.

Đối với bàn thờ:

Tọa Hướng là Cấn – Khôn thì bàn thờ ở Đông – Tây Nam.

Tọa Hướng là Dần – Thân thì bàn thờ ở Đông – Tây Nam.

Tọa Hướng là Giáp – Canh thì bàn thờ ở Tây Nam.

Tọa Hướng là Mão – Dậu thì bàn thờ ở Đông Bắc.

Tọa Hướng là Ất – Tân thì bàn thờ ở Đông Bắc.

Tọa Hướng là Thìn – Tuất thì bàn thờ ở Tây – Tây Bắc.

Tọa Hướng là Tốn – Càn thì bàn thờ ở Đông Nam – Đông.

Nếu như gia chủ tiến hành thủ tục nhập trạch đầy đủ thì cả gia đình sẽ yên tâm hơn khi ở tại ngôi nhà mới, sẽ nhận được may mắn – hạnh phúc – làm ăn tốt – giấc ngủ tốt.