Sách Trang Trí Nội Ngoại Thất Hài Hòa Trong Cuộc Sống

10. Chương 10: Những Cách Phân Tích Khoảng Không Bằng Cách Dùng Phương Pháp Cửu Tinh

Trong việc dùng Cửu tinh để phân tích một khoảng không gian, chúng ta phải nắm rõ bảy vì sao thấy được cho đến tám điểm của la bàn, rồi trên hết là kết quả (matrix) sự việc phát sinh ở “trung cung” của khoảng không gian mà chúng ta muốn phân tích. Sự việc này có vẻ phức tạp nhưng phải như thế. Hình 11 đã minh họa tiến trình này, việc áp dụng các sao cho một kết cấu đơn giản với cổng chính hướng về phía Nam. Như các bạn đã biết, điểm phía Nam của la bàn là nơi tọa lạc bởi cổng chính của kết cấu, bảy điểm còn lại của la bàn được kết hợp cho bảy sao được nhìn thấy đảm nhận công việc phụ thuộc về chúng. Nói một cách khác, đối với kết cấu hướng mặt về phía Tây Nam này, khu mặt Tây Bắc được cai quản bởi sao Tuyệt mệnh cho nên khu vực này rất tiêu cực (âm);

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Mặt phía Đông được trấn giữ bởi sao Trường sinh là một khu vực tích cực (dương) và v.v..

Lẽ dĩ nhiên, không phải toàn bộ tất cả các cấu trúc nào cũng có cổng chính ở hướng Nam như ở hình 11. Theo thực tế, chúng ta đã biết từ đầu, một cái cổng có thể hướng về bất cứ điểm nào trong tám điểm của la bàn và tùy thuộc vào sự định hướng này, sự kiện phát sinh của mỗi sao cũng sẽ khác nhau.

Hình 12 là một biểu đồ toàn diện dự kiện phát sinh của sao đối với vị trí của mỗi cổng. Biến đồ này là một đồ thị tóm lược của phong thủy truyền thống được các vị thầy truyền lại cho các môn đệ từ ngàn xưa. Xin lưu ý rằng sự liên hệ của mỗi sao đối với mỗi điểm của la bàn thì riêng biệt cho mỗi một trong tám vị trí của cổng.

Chúng ta dựng một ví dụ để xem cái biểu đồ này ghi như thế nào. Ví dụ như chúng ta có một kết cấu mà cố của nó hướng về phía Bắc. Hãy xem hình 12 chúng ta có thể thấy rằng sự kiện phát sinh của sao cho cổng này được quy vào sao Trường Sinh thuộc khu vực Đông Nam, sao Diên niên thuộc phía Đông, sao Hại họa phía Tây, sao Lục sát thuộc Tây bắc, Ngũ quỷ thuộc Đông Bắc, Lưu niên thuộc phía Nam và tuyệt mệnh thuộc Tây Nam. Nằm dọc cuối biểu đồ là những ảnh hưởng xấu, tốt do sự tác động của mỗi sao này. Như thế chúng ta thấy rằng đối với một kết cấu với cổng phía Bắc, khu vực Tây Nam được trấn giữ bởi sao Tuyệt mệnh là một hướng hết sức tồi tệ. Trong lúc đó, hướng Đông Nam được sao Trường sinh ngự trị là điểm lành.

Hình 13 đưa ra một đồ thị trình bày sự kiện phát sinh của sao cho một kết cấu loại này… Hãy so sánh nó với sự kiện phát sinh trước đây ở hình 11 đối với một kết cấu mặt hướng về phía Nam. Ở đây sao Tuyệt mệnh thì ở Tây Bắc và Trường Sinh là điềm lành và bạn bắt đầu biết sự định hướng cổng của một cấu trúc biến đổi toàn bộ sự kiện phát sinh của các sao kết hợp nó như thế nào. Và như thế nó thay đổi những giá trị tiêu cực và tích cực của mỗi một hướng trong tám hướng. Với việc này, chúng ta đã hoàn tất được sự nghiên cứu về những căn bản của sự phân tích khoảng không bằng cách dùng phương pháp Cửu tinh.

Tuy thế, có nhiều phương pháp Cửu tinh hơn phương pháp này. Như vậy có thể nhớ lại cái tên đầy đủ của môn phái này là Cửu tinh, Bát môn và Bát quái kết hợp. Bây giờ, chúng ta đã nắm được Cửu tinh và Bát môn, đến lúc chúng ta nghiên cứu tiếp một số vấn để về Bát quái.

Bát quái là những dãy nhà của Kinh dịch, một hệ thống dự đoán của người Trung Quốc thời xưa. Mỗi một ký hiệu bao gồm ba đường kẻ nên được gọi là tam để cung (3 đường kẻ). Mỗi một đường kẻ tượng trưng dương hoặc âm (Dương : một đường kẻ liên tục; Âm : đường kẻ đứt đoạn). Người ta biến đổi những sự kết hợp của dương và âm trong sự sắp xếp ba đường kẻ này, một bộ tam đổ gồm có tám phần được gọi là Bát quái.

Trong phong thủy, mỗi một cung của bát quái được quy cho một cửa của bát môn (hoặc tám điểm của la bàn). Mỗi cung tượng trưng một sức mạnh thiên hoặc một hiện tượng khác nhau, mỗi cung liên hệ và biến đổi theo mỗi phần của ngũ hành.

Hơn nữa, mỗi cung của bát quái tượng trưng một lợi ích cho một cửa của Bát môn, tùy theo từng người (tuổi tác và giới tính) sẽ nhận được lợi ích (hạp) với mỗi cửa, cổng. Ví dụ như cổng, cứu phía Nam thuộc cung Li, hạp cho thiếu nữ trẻ hoặc người con gái lớn trong gia đình. Hình 14 là một sơ đồ toàn bộ các quan hệ giữa các cổng và các cung, những lợi ích (hạp) những sức mạnh của thiên nhiên và Ngũ hành.