Sách Tìm Hiểu Về Phong Thủy

10. Tiên Thiên Bát Quái

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA: Theo truyền thuyết thì thời cổ xưa , vua Phục Hy nhìn Trời Đất , vạn vật và vẽ nên đồ hình Bát Quái ban đầu gọi là Tiên Thiên Bát Quái .

Thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái là: KIỀN , ĐOÀI , LY , CHẤN , TỐN , KHẢM , CẤN , KHÔN.

Nhìn qua thứ tự sắp xếp các quẻ trên của Tiên Thiên Bát Quái ta thấy có nhân đã có cái nhìn rất khoa học về sự tạo lập nên vũ trụ, trăng sao, các hành tinh kể cả quả đất như sau : Quẻ Kiên đầu tiên có nghĩa là nguồn gốc phát sinh muôn vật trong đó có quả đất . Quẻ Đoài đi liền theo chỉ sương mù phát sinh từ thời hồn mang , nhất là từ Dương khí của Trời là Kiền. Đối lại là Khí nóng do Âm khí phát sinh.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Vì đã có 2 thứ nóng lạnh hiện hữu nên sinh ra sự chấn động ( quẻ Chấn ) và phát sinh ra gió ( quẻ Tốn ). Có gió rồi thì nước ( quẻ Khảm ) luân chuyển . Giai đoạn này gió và nước sẽ làm cho môi trường ( hay vỏ của quả đất chẳng hạn ) bị bào mòn trở nên lồi lõm . Chỗ sâu thành biên , chỗ nhô cao thành núi non nên quẻ Cấn ( núi ) đi liền sau quẻ Khảm . Cuối cùng là quẻ Khôn chỉ đất được tạo thành , đất thành lập để làm nền tảng cho muôn vật . Ở Tiên Thiên Bát Quái , vị trí phương hướng ( phương vị ) được định như sau :

Ở Tiên Thiên Bát Quái , vị trí phương hướng ( phương vị) được định như sau : Kiên ở phương Nam , Đoài ở Đông Nam , Ly ở Đông, Chấn ở Đông Bắc , Tốn ở Tây Nam , Khảm ở Tây , Cấn Tây Bắc và Khôn Chánh Bắc.

Ở Tiên Thiên Bát Quái , Bắc và Nam tạo thành một trục quả đất . khí Dương sẽ vận hành từ Bắc tới Nam hay từ Khôn tới Kiên . Cũng chính trục Bắc Nam ấy sẽ phân chia thành Âm Dương Đông Tây Đông thuộc Dương , Tây thuộc Âm