Kiến thức

Một vài quan điểm về Tri Thức

Tri Thức là cụm từ nghe hiểu, thế nhưng để nói một cách chính xác thì không phải là dễ, cho tới thời điểm hiện tại chưa có một định nghĩa chính xác về Tri Thức, nhiều cuộc tranh luận về đề tài này vẫn đang được diễn ra.

Do đó Tri Thức không thể nào dùng ngôn ngữ để diễn tả đầy đủ, cũng không thể dùng ngôn ngữ để nói ra được. Dù có muốn hay không thì Tri Thức vẫn giữ một vai trò lớn đối với con người cũng như sự phát triển giữa các mối quan hệ của những sự vật và hiện tượng.

Xem về Đồng Tiền Tri Thức: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Theo một quan điểm từ điển tiếng Việt, thì Tri Thức được xem là kiến thức, sẽ bao gồm sự kiện – thông tin – mô tả – kỹ năng thông qua quá trình giáo dục hoặc là trải nghiệm cá nhân. Tri Thức nói một cách dễ hiểu nhất chính là việc hiểu được đối tượng, theo cách thức là lý thuyết hoặc thực hành, mang tính hệ thống hoặc hình thức.

Dựa vào cách hiểu về Tri Thức ở trên thì trong đó xuất hiện dạng Tri Thức ẩn, tồn tại như một kỹ năng bên trong cá thể hoặc nhóm tổ chức, cùng với Tri Thức hiện được lưu lại dưới dạng bản ghi chép hoặc các hình thức lưu trữ khác.

Một quan điểm khác về Tri Thức: được lấy ra từ bách khoa toàn thư về quản trị Tri Thức.

Tri Thức được biết đến là một sự tổng hợp của kinh nghiệm – giá trị – thông tin – biểu hiện, mang đến những đánh giá – tiếp nhận kinh nghiệm và thông tin mới. Thường bắt nguồn từ chính suy nghĩ của con người, hoặc dựa trên thói quen thường ngày hình thành nên một quy tắc chuẩn mực.

Với cách hiểu Tri Thức này thì bạn nhận thấy một điều, Tri Thức sẽ được thể hiện dưới dạng văn bản, hoặc là một nguyên tắc hay quy tắc nào đó mà một nhóm tập thể dựa vào đó mà thực hành.

Tri Thức theo quan điểm của Nonaka: Tri Thức cần phải lưu chuyển.

Ở đây Tri Thức không chỉ là một thói quen hay một quy trình nữa, mà trở thành di chuyển. Lúc này Tri Thức được hình thành thông qua việc tương tác giữa con người với nhau, thể hiện tính chủ quan, tính quá trình, tính thẩm mỹ và sau đó đưa vào thực hành trong thự tiễn.

Dựa theo cách hiểu này thì Tri Thức không nằm ở một cá nhân nữa mà nằm từ hai cá thể trở lên, mang đặc trưng về bối cảnh, sự tương đối, năng động, tạo ra tương tác.

Chính định nghĩa về Tri Thức của Nonaka ở trên đã đặt nền móng cho quảng trị thông qua Tri Thức, cụ thể là quản trị Tri Thức, một trong những yếu tố quan trọng đối với một công ty hay một tổ chức.

Có thể thấy rằng Tri Thức không chỉ là một yêu tố độc lập, mà thuộc vào một vấn đề hết sức phức tạp, nhưng chứa nhiều điều hấp dẫn. Việc nghiên cứu về Tri Thức sẽ mở ra cho con người nhiều sự hiểu biết, tìm được nhiều phương pháp hữu ích hỗ trợ cho con người trong công việc lẫn tư duy.