Kiến thức

Hôn Nhân được hiểu như thế nào?

Đa phần con người đều đi qua Hôn Nhân, hoặc ít nhiều cũng được nhắc đến một vài lần trong đời, hoặc cũng có thể đang được trải nghiệm trong một mối quan hệ Hôn Nhân.

Trên thực tế dù bạn đã kết hôn, thế nhưng lại không hiểu Hôn Nhân là gì, riêng đối với pháp luật thì có những quy định như thế nào về Hôn Nhân, quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, cũng như con cái trong nhà là như thế nào. Chính vì thế mà những thông tin về Hôn Nhân ngay dưới đây có vẻ phù hợp với bạn.

Xem Đồng Xu cho Hôn Nhân tốt đẹp: https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Khái niệm về Hôn Nhân: thực ra Hôn Nhân là gì vẫn đang có nhiều tranh luận xoay quanh, khái niệm về Hôn Nhân cũng có nhiều, điều này là do ảnh hưởng của vị trí địa lý, tôn giáo tín ngưỡng, nhà nước, bộ tộc, chủng tộc, … Do đó nếu muốn hiểu về khái niệm Hôn Nhân, bạn cần phải dựa vào góc độ nào.

Giả sử đối với một số tín ngưỡng tôn giáo, chẳng hạn như Phật Giáo, quy định Hôn Nhân sẽ đến với những cá thể có duyên với cửa nhà Phật. Do vậy nếu bạn chưa đi tu xuất gia thì bạn có quyền tiến tới một cuộc Hôn Nhân là bình thường, và bạn sẽ chuyển thành đời sống tu tập tại gia đình. Cũng có thể hiểu Hôn Nhân là một trong những thứ mà Phật tử cần phải rèn luyện, trong đó được thể hiện trong mối quan hệ giữa vợ và chồng cần phải có sự yêu thương – bao dung – kiên trì – …

Còn nếu bạn xem Hôn Nhân dưới góc độ xã hội thì đây sẽ là sự kết hợp giữa hai cá thể, trên nguyên tắc tự nguyện giữa hai bên, cùng thực hiện những quy định về mặt pháp lý, tiến tới tạo nên một mái ấm gia đình.

Xét về mặt pháp luật thì Hôn Nhân được thể hiện dưới dạng quan hệ, sẽ có những quy định riêng cần phải được thực hiện, do chính pháp luật quy định và còn có những chế tài nếu như phạm tội.

Từ những cách hiểu Hôn Nhân ở trên thì bạn đã phần nào hiểu được Hôn Nhân là gì rồi đúng không. Ở bất kỳ xã hội nào thì Hôn Nhân đều giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội, việc giáo dục, …

Hôn Nhân mang lại ý nghĩa gì:

Mục đích cơ bản của Hôn Nhân là dựa trên sự tự nguyện, tuy nhiên cũng có những trường hợp tồn tại một vài lý do khác, hoặc do mục đích nào đó mà tiến tới.

Thực ra việc tiến hành một Hôn Nhân không có gì khó, điều quan trọng ở đây là bạn có duy trì được mối quan hệ này cả một đời hay không, và làm thế nào để tạo dựng được một gia đình ấm no hạnh phúc. Bản chất của Hôn Nhân chính là tạo dựng gia đình, nuôi dạy con cái thành người.

Ngoài nhưng cuộc Hôn Nhân có mục đích kinh tế hay một mục đích nào khác, thì đa phần Hôn Nhân đều có nguồn gốc từ tình cảm yêu thương, đây cũng được xem như kết quả của một mối tình. Khi bạn xây dựng được một gia đình ấm no hạnh phúc, thì chính bạn đang góp phần giúp cho kinh tế xã hội của đất nước phát triển tiến bộ.

Ở Việt Nam quy định Hôn Nhân như thế nào:

Nước ta quy đinh về Hôn Nhân ở nhiều quy định khác nhau, dựa trên các quy phạm pháp luật, trong đó có những văn bản cần biết, bao gồm: Luật hôn nhân và gia đình 1959 – luật hôn nhân và gia đình 1986 – luật hôn nhân và gia đình 2000 – luật hôn nhân và gia đình 2014.

Ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật khác đi kèm, cũng có hiệu lực tại thời điểm hiện tại là Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật hôn nhân và gia đình – Nghị định 98/2016/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm – Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của luật hôn nhân và gia đình.

Quy tắc cơ bản của Hôn Nhân: dựa trên luật hôn nhân và gia đình 2014 có năm nguyên tắc đối với Hôn Nhân như sau:

Nguyên tắc số 1: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Nguyên tắc số 2: Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Nguyên tắc số 3: Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

Nguyên tắc số 4: Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Nguyên tắc số 5: Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Quy định về Hôn Nhân: cũng dựa trên luật hôn nhân và gia đình 2014.

Kết hôn: cuộc Hôn Nhân được xác lập khi hai cá thể đáp ứng yêu cầu kết hôn của pháp luật và tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.

Để đăng ký kết hôn thì bạn đến cơ quan có thẩm quyền, thường là tại UBND cấp xã. Nếu đối tượng là người nước ngoài thì cần đến UBND cấp huyện nơi cư chú của công dân người Việt Nam.

Ly hôn: được hiểu là việc chấm dứt mối quan hệ Hôn Nhân giữa hai cá thể.

Quan hệ Hôn Nhân chấm dứt khi bản án của toàn án có hiệu lực, hoặc tòa án tuyên bố một bên vợ hoặc chồng đã chết.

Trong thủ tục ly hôn thì cần phải giải quyết vấn đề liên quan tới con cái, tài sản, nghĩa vụ đối với người thứ ba, …

Thực trạng Hôn Nhân ở nước ta:

Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội mà Hôn Nhân cũng có sự thay đổi, thể hiện ở việc các bộ luật về hôn nhân và gia đình đã được thay đổi, cụ thể có bốn bộ luật hôn nhân và gia đình, hiện nay là bộ luật hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực pháp lý.

Xét một cách tổng thể ở trong nước thì việc kết hôn hiện nay ở độ tuổi ngày càng trẻ, sự giao lưu của nhiều nền văn hóa – kinh tế, mối quan hệ vợ chồng ngày càng bình đẳng, tác động tích cực từ nên kinh tế.