Kiến thức

Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong y học

Nếu chúng ta chỉ nói tới Âm Dương Ngũ Hành thì chúng rất rộng lớn, xét tổng quát trong cả vũ trụ vạn vật. Tuy nhiên nếu chúng ta đặt vào trong một vấn đề hay một ngành cụ thể nào đó thì lại phát huy được công dụng rất lớn.

Trong thực tiễn đời sống thì con người đã ứng dụng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, trong đó ngành y học là ngành đã áp dụng vào việc chuẩn bệnh – bốc thuốc cho người bệnh.

Nói một cách đơn giản thì Âm Dương là một cặp đối lập và thống nhất nền tảng đối với triết học cổ đại, định nghĩa về chúng đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, sau này được nhiều chuyên gia áp dụng vào trong y học, biến học thuyết Âm Dương thành học thuyết Âm Dương trong y học.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy giúp cân bằng Âm Dương, hỗ trợ trị bệnh theo y học: 

https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Đá Phong Thủy cùng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành được áp dụng vào việc hỗ trợ trị bệnh

Cơ bản về Âm Dương:

Muốn ứng dụng được học thuyết Âm Dương thì chúng ta cần phải đặt chúng trong một thể vừa thống nhất, vừa đối lập mà lại có mối quan hệ với nhau. Sau đó sử dụng các phương pháp phân chia thuộc tính của âm và dương.

Nếu nói tới thuộc tính Dương thường là bên trên – bên ngoài – mùa xuân hạ – ôn nhiệt – can táo – nhẹ – thượng thăng – động – hưng phấn – trời – giới nữ – …

Còn đối với thuộc tính Âm sẽ là bên dưới – bên trong – bóng tối – mùa thu đông – hàn lương – thấp nhuận – nặng – hạ giáng – tĩnh – ức chế – đất – giới nam – …

Một số quy luật của học thuyết Âm Dương: bao gồm một số quy luật như sau:

Âm Dương đối lập: Âm và Dương là hai yếu tố luôn luôn đối lập với nhau, nhưng lại không thể tách rời.

Âm Dương hỗ căn: Âm và Dương không hề tồn tại độc lập với nhau, mà chúng là tương hỗ đối lập, tương hỗ tồn tại. Một sự vật hiện tượng phải vừa có Âm vừa có Dương.

Âm Dương tiêu trường: yếu tố Âm và Dương không hề ở tình trạng tĩnh mà chúng sẽ vận động biến hóa, âm tiêu dương trưởng hay dương tiêu âm trưởng.

Âm Dương chuyển hóa: khi âm hoặc dương phát triển đến một mức độ nhất định thì sẽ chuyển hóa thành yếu tố ngược lại, như âm thành dương và dương thành âm.

Ứng dụng học thuyết Âm Dương trong y học:

Trong cấu tạo cơ thể người: cơ thể người sẽ được phân thành hai nhóm Âm và Dương.

Thành phần Âm: dưới – bụng – mặt trong của tứ chi – cân cốt – ngũ tạng – kinh âm trên tay và chân.

Thành phần Dương: biểu – trên – lưng – mặt ngoài của tứ chi – bì mao – lục phủ  kinh dương ở trên tay và chân – khí.

Bệnh lý: nguyên nhân tạo nên bệnh của con người cũng bắt nguồn từ hai yếu tố là Âm và Dương.

Sinh lý của con người được suy trì cân bằng khi Âm Dương cũng cân bằng, nhưng một khi điều này không tồn tại thì chuyển thành thiên thịnh thiên suy.

Trong đó sẽ phân chia thành các loại triệu chứng như: Âm Dương thiên suy – Âm Dương thiên thịnh – Âm Dương cùng tổn thương – Âm Dương ly tán.

Chuẩn đoán bệnh: thuộc tính của bệnh cũng được quy về hai yếu tố Âm và Dương:

Bệnh biểu hiện thuộc tính Dương: mạch phù sác – sắc sáng – tiện bí – thành âm to rõ – miệng khát – tiếng thở thô – phát sốt.

Biểu hiện thuộc tính Âm: mạch trầm trì – sắc tối – tiện lỏng – thanh âm thấp bé – miệng không khát – tiếng thở vô lực – sợ lạnh.

Điều trị bệnh: trước hết phải biết được phương pháp chữa trị, sau đó tìm ra tính năng của thuốc chữa.

Xem thêm Đồng Xu Phong Thủy giúp cân bằng Âm Dương, cải thiện sức khỏe:

https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Cần phải dựa vào phương pháp điều trị khi Âm Dương thiên thắng – hay Âm Dương thiên suy.

Thông thường khi điều trị nhiệt chứng sẽ dùng thuốc hàn lương, còn điều trị hàn chứng thì dùng thuốc ôn nhiệt. Vị thuốc cay – ngọt – mặ thuộc tính Dương, còn chua – đắng thuộc tính Âm.

Học thuyết Ngũ Hành: bao gồm có năm yếu tố mang tính vật chất là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Dựa trên ý kiến đến từ y học cổ truyền thì Ngũ Hành đại diện bằng năm hình tháo thể hiện cho năm loại thuộc tính công năng, theo hệ thống cơ thể con người, các mối quan hệ giữa các bộ phận trên cơ thể.

Mộc là khả năng sinh tưởng của cây – Hỏa là sức nóng của lửa – Thổ là đất – Kim là kim loại – Thủy là nước.

Mộc là: chua – màu xanh – sinh – phong – đông – xuân – can – đởm – mắt – cân – giận.

Hỏa là: đắng – màu đỏ – trưởng – thử – nam – hạ – tâm – tiêu trường – lưỡi – mạch – vui.

Thổ là: ngọt – màu vàng – hóa – thấp – trung – trường hạ – tỳ – vị – miệng – cơ – lo.

Kim là: cay – màu trắng – thu – táo – tây – thu – phê – đại trường – mũi – da lông – buồn.

Thủy là: mặn – màu đen – tàng – hàn – bắc – đông – thận – bằng quang – tai – cốt – sợ.

Quy luật của Ngũ Hành:

Xem các mẫu Vòng Đá Phong Thủy hội tụ đủ 5 yếu tố Ngũ Hành: 

https://kimtuthap.vn/danh-muc/vong-da-thach-anh/

Đeo Vòng Đá Phong Thủy giúp sinh khí dồi dào, tăng cường sức đề kháng, sức khỏe được cải thiện rõ rệt

Quy luật Sinh và Khắc:

Đây là quy luật cơ bản đối với sự hoạt động và chuyển hóa của sự vật hiện tượng, cùng với con người được biểu hiện bằng hiện tượng sinh lý.

Trong các yếu tố Ngũ Hành thì đều xuất hiện quan hệ mẹ và con, hay quan hệ Phụ – tử.

Quy luật Vũ và Thừa:

Được hình thành khi quan hệ Sinh Khắc bị phá bỏ. Tức là sự tương khắc mạnh đi ra khởi giới hạn thông thường.

Ứng dụng của học thuyết Ngũ Hành trong y học:

Sinh lý:

Quan hệ sinh lý tạng phủ: có Can Mộc sinh tâm Hỏa – Tâm Hỏa sinh tỳ Thổ.

Quan hệ tương hỗ chế ước tạng phủ trong tương khắc: Thận Thủy chế ước tâm Hỏa – Phế Kim khắc Can Mộc.

Quá trình bệnh:

Quan hệ tương sinh: mẫu bệnh cập tử – tử bệnh phạm mẫu.

Quan hệ tương khắc: tương thừa – tương vũ.

Xem thêm các mẫu Thạch Anh Vụn gồm đủ 5 yếu tố Ngũ Hành, ứng dụng vào y học:

https://kimtuthap.vn/cung-cap-da-thach-anh-vun-phong-thuy-dai-nen-nha-dung-trong-xay-dung/

Rải đá Thạch Anh Vụn Ngũ Sắc nơi gần người bệnh giúp nâng cao trường năng lượng tốt cho sức khỏe

Chuẩn đoán:

Xác định vị trí bệnh: thông qua các biểu hiện về màu sắc – vị – mạch.

Thông qua việc suy đoán truyền biến từ màu sắc của tạng.

Điều trị:

Khống chế truyền biến của bệnh, thông thường nếu Can khí thái quá – khắc tỳ Thổ – phải kiện tỳ vị.

Xác định nguyên tắc điều trị:

Dựa vào quy luật tương sinh – quy luật tương khắc – cuối cùng là dùng thuốc.

Việc sử dụng thuộc cần phải dựa trên vị và màu sắc của dược. Nếu dược có vị chua và màu xanh thì vào can – con vị đắng và màu đỏ sẽ vào tâm – vị ngọt và màu vàng thì vào tỳ – vị cay và màu trắng thì vào phế – vị mặn và màu đen thì vào thận.

Nói tóm lại thì cả hai học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành đều được ứng dụng vào trong ngành y học cổ truyền, không chỉ giúp khám bệnh, xác định nguyên nhân, đưa ra phương pháp chữa trị, cuối cùng là bốc thuốc. Nếu bạn muốn đi sâu hơn nữa thì cần phải kết hợp được cả hai học thuyết này thông qua các mối quan hệ.