Kiến thức

Tổng quan về Âm Dương

Kiến thức về Âm Dương là một trong những thứ có sự hữu ích đối với con người, được áp dụng vào nhiều lĩnh vực thực tiễn của đời sống, chẳng hạn như trong phong thủy hay trong y học.

Âm Dương được biết đến là hai thực thể đối lập, nhưng luôn có sự chuyển hóa qua lại với nhau. Nếu như có Âm thì phải có Dương, ví dụ như có lạnh có nóng – có buồn có vui – có ngày có đêm – có sáng có tối – … Dựa trên hai thành tố này mà người ta đã đưa ra học thuyết Âm Dương, sau đó trở thành nền tảng cơ bản cho nhiều tư duy khác. Mặc dù Âm Dương là đối lập, luôn được nhìn nhận dưới sự mâu thuẫn, thế nhưng lại tồn tại sự thống nhất, luôn vận động và phát triển.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy hội tụ đầy đủ yếu tố Âm Dương của trời đất:

https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Các mẫu Đá Phong Thủy tuân theo quy luật của Âm Dương, được ứng dụng vào thực tiễn

Trong một cuốn sách có ghi về Âm Dương như sau: Âm Dương giả, thiên địa chi đạo dã, vạn vật kỷ cương, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy, thần minh chi phủ đá, trị bệnh tất cầu kỳ bản. Đoạn này được hiểu như sau Âm Đương được xem là quy luật của đất trời, cương kỷ của vạn vật, nguồn gốc của mọi sự biến hóa, căn cội của sự sinh trưởng cũng như hủy diệt, kho hàng chứa đựng thần minh, trị bệnh phải tìm được nguyên do của căn bệnh.

Quy luật Âm Dương:

Như chúng ta được biết, Âm Dương là hai thực thể đối lập nhau trong cùng một hệ thống độc lập, bên trong sẽ được thể hiện thông qua bốn quy luật cơ bản để hiểu được nội dung này, vừa bao gồm sự mâu thuẫn nhưng lại thống nhất – vận động – nương tựa – hỗ trợ lẫn nhau.

Bốn quy luật của Âm Dương sẽ là: Âm Dương tiêu trưởng – Âm Dương hổ căn – Âm Dương đối lập – Âm Dương bình hành.

Cụ thể thì nếu Âm diệt thì Dương sinh, còn Dương sinh thì Âm sinh. Có Âm thì bắt buộc phải có Dương, mà có Dương thì phải tồn tại Âm. Khi Âm thịnh thì Dương suy, khi Âm suy thì Dương thịnh.

Âm Dương luôn ở trạng thái cân bằng khi Âm Dương đồng nhất

Biểu đồ Âm Dương: dựa trên những thông tin được thống kê và nghiên cứu Âm Dương được biểu đạt thông qua hai biểu đồ, thứ nhất là Hào Vạch và thứ hai là Thái Cực Đồ.

Đối với biểu đồ Hào Vạch thì được biết đến là do Phục Hy tạo thành. Trong đó Hào Dương được thể hiện bằng một vạch liền, ngược lại Hào Âm được biểu thị bằng một vạch đứt.

Biểu đồ Thái Cực Đồ, có hình dạng là tròn được phân ra thành hai nữa đối xứng ôm lấy nhau, mảng màu đen là Âm, mảng màu đỏ là Dương. Ở trên mỗi phần như vậy có thêm hai hình tròn nhỏ đối nhau có màu ngược với phần nó nằm.

Với hình ảnh này chúng ta có thể thấy được một điều, trong một vật thể tồn có sự tồn tại của hai mặt đối lập nhau đó là Âm và Dương. Tuy nhiên hai mặt này lại có sự nương trợ cho nhau để hợp thành một tổng thể hoàn thiện.

Cách hiểu dễ nhất đó là trong Âm sẽ có Dương, trong Dương sẽ có Âm, do đó ở mỗi phần sẽ có thêm một hình tròn khác màu. Giả sử như khi Âm lớn lên thì Dương sẽ nhỏ dần và ngược lại, điều này chính là cực thịnh thì phải suy.

Âm Dương Ngũ Hành Bát Quái:

Âm Dương là hai thực thể đối lập, Ngũ Hành là năm yếu tố cơ bản hiện hữu thể hiện sự tồn tại của vũ trụ, Bát Quái là tám quẻ. Cả ba học thuyết này đều có mối quan hệ với nhau.

Nếu dựa trên kiến thức cổ xưa thì lúc ban đầu thế giới là hỗ mang không định hình, dần sau này có sự hình thành của hai yếu tố nền tảng là Âm Dương, hay còn gọi là lưỡng nghi, sau nữa lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, rồi tứ tượng sinh ra bát quái, bát quái hình thành nên ngũ hành.

Xem thêm Đồng Xu Phong Thủy giúp cân bằng Âm Dương:

https://kimtuthap.vn/san-pham/dong-xu-phong-thuy-viet-nam/

Đồng Xu Phong Thủy bao gồm các yếu tố Âm Dương, Bát Quái tạo nên thế cân bằng cho cuộc sống đủ đầy

Bát quái gồm có tám quẻ: Càn hiểu là trời – Khôn là địa – Chấn là sấm – Ly là lửa – Đoài là hồ – Tốn là gió – Khảm là nước – Cấn là núi.

Trong đó quẻ Kiền – Chấn – Khảm – Cấn thuộc Dương, còn quẻ Đoài – Ly – Tốn – Khôn thuộc Âm.

Bên cạnh đó quẻ Kiền và Đoài thuộc hành Kim – quẻ Ly thuộc hành Hỏa – quẻ Chấn và Tốn thuộc hành Mộc – quẻ Khảm thuộc Thủy – quẻ Cấn và Khôn thuộc hành Thổ.

Âm Dương trong Thiên Can Địa Chi Lịch:

Xét về Thiên Can có Can Giáp – Bính – Mậu – Canh – Nhâm sẽ có thuộc tính là Dương. Còn các Can Ất – Đinh – Kỷ – Tân – Quý có thuộc tính Âm.

Nói về Địa Chi thì có các Chi Tý – Dần – Thìn – Ngọ – Thân – Tuất có thuộc tính Dương. Con các Chi Sửu – Mão – Tị – Mùi – Dậu – Hợi có thuộc tính Âm.

Âm Dương trong Y Học Đông Y:

Bên cạnh đó thì Âm Dương còn được thể hiện trong y học của đông y, thông qua hai yếu tố Âm và Dương thì những người thầy thuộc có thể nhìn vào triệu chứng để chuẩn đoán được bệnh, tìm hiểu được nguyên nhân của căn bệnh sẽ đưa ra được phương pháp chữa trị, từ phương pháp ấy mới dựa vào dược tính mà bốc thuốc đúng được.

Các triệu chứng bệnh dựa trên Âm Dương thường được thể hiện thông qua ba biểu hiện chính: Âm thịnh Dương suy – Âm hư Dương hư – Vong Âm Vong Dương.

Xem các mẫu Vòng Đá Phong Thủy giúp cân bằng Âm Dương, cải thiện sức khỏe: 

https://kimtuthap.vn/danh-muc/vong-da-thach-anh/

Đối với Âm thịnh Dương Suy:

Biểu hiện của triệu chứng Âm: phù sác hữu lực – mạch hoạt sác – sắc mặt đỏ – nằm quay ra ngoài – đại tiện táo – đục và ít – nước tiểu đỏ – khát nước – sợ nóng – thở to thô- tinh thần hiếu động – tay chân ấm.

Biểu hiện của triệu chứng Dương: mạch trầm nhược – lưỡi nhạt – sắc mặt trắng – nằm quay vào trong – đại tiện lỏng – tiểu tiện trong dài – không khát nước – thích ấm – thở nhỏ – tinh thần mệt mỏi – tay chân lạnh.

Đối với Âm hư Dương hư:

Biểu hiện của triệu chứng Âm: vô lực – mạch nhược – tiện tiện trong dài – ỉa chảy – chất lưỡng nhạt – rêu lưỡi trắng – mỏi gối – đau lưng – di tinh liệt dương – ăn uống chậm tiêu – chân tay lạnh – người sợ lạnh.

Biểu hiện của triệu chứng Dương: mạch tế sác – lưỡi đỏ ít rêu – vật vã – ngũ tâm phiền nhiệt – ra mồ hôi trộm – hai gò má đỏ – họng khô – ho khan – nhức trong xương – triều nhiệt.

Đối với Vong Âm Vong Dương:

Biểu hiện của triệu chứng Âm: thích uống nước lạnh – nóng và mặn không dính ấm khô phù vô lực mạch xỉnh yếu khát.

Biểu hiện của triệu chứng Dương: thích uống nước nóng – lạnh – dính – vị nhạt lạnh nhuận phù sác – vô lực vi muốn tuyệt không khát.