Sách Ngũ Phúc Lộc Hỷ Tài

Dâng đào mừng sinh nhật

Có một bài thơ xưa mô tả không khí sôi nổi của hội chợ vườn đào diễn ra tại Bắc Kinh thời nhà Thanh: Bức tranh sống động về xã hội loài người hiện ra vào mỗi 3 tháng 3 mùa xuân hàng năm, mọi người lại nô nức thắp hương tại Cung điện Đào, gió nhẹ mơn man thổi dọc bờ sông. Tên pantao (những cây đào có thân quấn) được giải thích trong một ghi chép cũ: Trên ngọn núi Vu San ở biển đông có một cây đào rất to lớn mọc lên, thân của nó bện lại dài đến trên 3.000 dặm, vì vậy nó được gọi là cây đào quấn, quả đào cũng được gọi là đào Tây Thiên mẫu hậu.

 Tiếng thơm muôn thuở tiếng xấu còn lưu

Một học giả nhà Minh đã vẽ bức tranh này. Đó là chân dung của một đạo sĩ đạo Lão đang ngồi xếp tròn, chỉ rằng đạo Khổng, đạo Lão, và đạo Phật đều có căn nguyên, nguồn cội như nhau. Người xưa ghi chép lại rằng Hòa Thân là một viên quan thối nát khét tiếng nhà Thanh từng là học trò của quan Vũ, nhưng trò đời trớ trêu khi Hòa Thân trở thành tể tướng thì quan Vũ lại trở thành thuộc cấp của Hòa. Bức tranh này được tặng cho Vũ như là một món quà nhạo báng Vũ là người gần gũi với Hòa Thân.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Ở hiền gặp lành

Bức tranh này vẽ “Afu” (A Phúc), một bức tượng bằng đất sét phổ biến ở miền nam Trung Quốc, với câu đối cầm trong tay “ở hiền gặp lành”. Trước đây, ngày mồng chín tết được xem là sinh nhật của thượng đế mà đạo Lão tôn thờ. Trong ngày này ai ai cũng nô nức làm lễ cúng tế, mọi người đều lấy câu dĩ hòa vi quý làm đâu, cả trong công việc hay sinh hoạt gia đình.

Vẻ đẹp vĩnh cửu của mùa xuân

Thành ngữ này bắt nguồn từ một bài thơ của Đỗ Phủ sống thời nhà Đường. Trong bài thơ, ông mô tả vẻ đẹp của mùa xuân bằng cách làm nổi bật mùi hương nồng nàn làm say đắm lòng người của hoa đào màu hồng, thể hiện nhựa sống tuôn tràn và sự sinh động độc đáo của mùa xuân. Bức tranh ngụ ý mong ước vẻ đẹp mùa xuân vĩnh cửu luôn hiện diện trên trái đất.

Hồ lô

Quả bầu hay còn gọi là hồ lô hiện nay được trồng ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc là có xuất xứ từ Ấn Độ. Hình dáng khác thường và màu vàng của nó khi chín ẩn chứa ý nghĩa huyền thoại trong văn hoá Trung Quốc truyền thống. Mọi người thích những trái bầu vì trong tiếng Hoa chúng phát âm tựa từ “phúc”. Chúng là giống lưỡng tính và có rất nhiều hạt nên người ta liên tưởng chúng đến hình ảnh con cái. Bức tranh ngụ ý hoà bình và hạnh phúc cho ngàn thế hệ con cháu mai sau.