Sách Ngũ Phúc Lộc Hỷ Tài

Vinh hoa phú quý

Việc thờ các vị Thần Tài bắt nguồn từ khao khát được trở nên giàu có. Theo phong tục cũ của người Trung Quốc thì có rất nhiều thần tài, chẳng hạn như Triệu Công Minh trong tranh là một trong Số họ. Người ta mô tả ông như sau: đầu đội mũ sắt có dải ruy-băng cột một bên mũ, mình mặc áo màu tối chiếu lấp lánh, mặt đen, râu đen, tay cầm một cái roi cưỡi trên mình một con hổ dữ tợn. Ông có bốn thuộc cấp là Triệu Bảo (cai quản vật báu), Na Thần (cai quản đồ trang sức), Thanh Cái (cai quản việc sản xuất của cải) và Lý Thị (cai quản nguồn lợi nhuận), bốn vị phụ trách vàng bạc châu báu và những báu vật khác.

Xem thêm các mẫu Vật Phẩm Phong Thủy: https://kimtuthap.vn/danh-muc/san-pham-ung-dung/

Vàng thỏi

Nguyên Bảo là tên của đồng tiền Trung Quốc cổ. Nó luôn chỉ những thỏi vàng hay bạc dạng hình chiếc giày được đúc sau thời nhà Nguyên. Thỏi bạc còn gọi là “móng ngựa bạc”, được lưu hành dưới dạng tiền trong khi thỏi vàng hầu như được sử dụng cho mục đích sưu tập. Nguyên Bảo là biểu tượng của sự giàu có, một gia đình có hàng núi thỏi vàng chắc chắn sẽ chẳng phải lo lắng gì cho tương lai của thế hệ con cháu nữa.

Vàng thỏi

Bức tranh này và bức tranh trước làm thành một cặp tranh vẽ cậu bé dán trên cửa nhà, bên trong sân vào dịp tết cổ truyền cùng với quan niệm “cầu ơn trên phù hộ có nhiều con trai” và “nhiều tiền của”. Cậu bé cảm một thỏi vàng hình giày và cạnh cậu là một đống vàng thỏi, ngụ ý núi vàng. Quả banh rực rỡ trên đỉnh núi vàng thu hút ánh sáng và lửa, ẩn ý ánh sáng thiêng soi chiếu và sẽ không bao giờ tắt.

Vụ mùa ngũ cốc bội thu

lự: vụ mùa bội thu ca ngợi xã hội thanh bình thịnh trị. Ngũ cốc bao gồm lúa, hai giống hạt kê, lúa mì và đậu. Cuốn “Các lễ nghi nhà Chu” chép lại rằng ngũ cốc ngoài công dụng làm thực phẩm còn dùng chữa bệnh. Ngũ cốc còn được dùng trong giáo lý đạo Phật về việc tu dưỡng tâm hồn nên trong trẻo. Ngũ cốc chỉ các loại hạt nói chung. Cuốn “Sách đời Hán” (Hán thư) cũng đề cập vấn đề thực phẩm có vai trò hết sức quan trọng.